24h
Yeah1 News

Di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi về miền cực lạc

Thứ bảy, 22/01/2022 | 18:42 (GMT+7)

Những lời căn dặn trong di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khiến nhiều người không khỏi xúc động và suy ngẫm sâu sắc.

Thông tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại Huế vào ngày 22/01/2022 đã khiến nhiều quan tâm đến Phật giáo nói chung và những người quan tâm đến những cống hiến của vị Thiền sư trong suốt nhiều năm qua cho sứ mệnh hòa bình và hướng dẫn tâm linh nói riêng không khỏi đau buồn và tiếc thương. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào ngày 22/01/2022 ở tuổi 96.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào ngày 22/01/2022 ở tuổi 96.

Trích "Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch" của Đạo Tràng Mai Thôn:

"Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 01:30 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm, trụ thế 96 tuổi và 70 hạ lạp."

Trước đó, khi trở về Tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư cho các Chư tăng, nói rõ tâm nguyện của mình sau khi về miền cực lạc, dặn dò đừng xây tháp mộ cho Thiền sư vì: "Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm." 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh để lại di nguyện trước khi về miền cực lạc: 'Đừng xây tháp mộ gì cho Thầy cả'.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh để lại di nguyện trước khi về miền cực lạc: "Đừng xây tháp mộ gì cho Thầy cả".

Trích đoạn di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 

“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.

Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.

Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”. 

Di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi về miền cực lạc - ảnh 3

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được biết đến là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm nay 96 tuổi, xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu. Sau hơn 40 năm làm việc và hoằng hóa, lan tỏa Phật giáo đến nhiều nơi trên thế giới thì đến năm 2005, Thiền sư trở về Việt Nam và lần đầu tiên hoằng pháp tại quê nhà. Năm 2017, Thiền sự Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng, lưu trú cho đến hôm nay và viên tịch tại đây vào lúc 01:30 ngày 22/01/2022. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được mục sư Martin Luther King vinh danh như 'một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động' khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. 
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được mục sư Martin Luther King vinh danh như "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. 

Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.

Vy

Nguồn tham khảo: Đạo Tràng Mai Thôn

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục