Đi làm 10 năm không dư tiết kiệm, chuyên gia chỉ ra 7 sai lầm giới trẻ mắc phải khiến tiền bạc bay mất

Người trẻ ngày nay đi làm kiếm tiền nhưng chi tiêu cũng không ít. Có người đi làm hơn chục năm vẫn không tiết kiệm đồng nào do mắc 7 sai lầm dưới đây!

Theo tuổi tác càng lớn, con người càng đối diện với nhiều nỗi lo lắng hơn đến từ áp lực cuộc sống và công việc. Người trẻ khi mới ra trường phải tìm việc làm, sau đó tích góp tiền bạc, tiết kiệm để phòng thân. Lớn hơn một chút, nhiều người bắt đầu nảy sinh ý định đầu tư, mua nhà, mua bất động sản, kinh doanh... bất kể việc gì cũng cần tiền.

Tuy nhiên, một thực trạng không hiếm gặp ngày nay là nhiều người đi hơn hơn chục năm với tiền lương mỗi tháng cũng hơn 10 triệu nhưng họ vẫn không có nổi một khoản tiết kiệm. Liệu nguyên nhân là do các yếu tố khách quan của xã hội hay do suy nghĩ chủ quan của người trẻ?

Người trẻ đi làm nhiều năm vẫn không có được khoản tiết kiệm vì mắc 7 sai lầm dưới đây
Người trẻ đi làm nhiều năm vẫn không có được khoản tiết kiệm vì mắc 7 sai lầm dưới đây

Các chuyên gia nghiên cứu về tài chính đã chỉ ra 7 sai lầm trong việc quản lý chi tiêu mà người trẻ ngày nay thường mắc phải là nguyên nhân lớn nhất "triệu hồi Thần Nghèo".

1. Thói quen tiêu tiền tùy tiện

Không có dự toán chính xác hay kế hoạch chi tiêu, chỉ dựa theo ý muốn của bản thân khi mua sắm dẫn đến tài chính ngày càng vơi nhiều. 

Cách sửa đổi: Nên lập một bảng kế hoạch về dự toán chi tiêu mỗi tháng, liệt kê những hạng mục cần thiết phải tiêu tiền trong tháng đó, cố gắng đảm bảo phát sinh thấp nhất có thể, tiền chi ra sẽ không vượt số tiền thu vào. Trước khi mua sắm cần phải suy nghĩ cẩn thận món đồ đó có thật sự cần thiết hay không, có hợp lý với ngân sách trong dự toán cá nhân.

2. Thói quen lạm dụng thẻ tín dụng

Việc phát triển của thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến trong thời hiện đại giúp cho cuộc sống của người dân trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến người dân ỷ y vào việc tiêu tiền trong thẻ tín dụng khiến số nợ tín dụng mỗi tháng đều vượt khoản tiền thu vào.

Cách sửa đổi: Khống chế việc dùng thẻ tín dụng mỗi tháng, cần trả hết kim ngạch, tránh việc để lợi tức quá cao. Lúc nào cũng chú ý sử dụng tiền trong thẻ tín dụng, cần có một ngân sách chi tiêu hợp lý.

3. Thiếu khoản tiền tiết kiệm

Việc làm bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu khiến mọi người không còn dư tiền để gửi tiết kiệm. Điều này dễ khiến những trường hợp khẩn cấp gây túng thiếu tiền bạc.

Cách sửa đổi: Mỗi tháng cần phải "nhính" ra một khoản tiền để đưa vào tài khoản tiết kiệm để tạo thành khoản dự phòng khẩn cấp. Lời khuyên đưa ra là nên tiết kiệm ít nhất từ 3-6 tháng để làm khoản tiền dự phòng.

Mua sắm không cân nhắc là lý do khiến tiền không cánh mà bay
Mua sắm không cân nhắc là lý do khiến tiền không cánh mà bay

4. Không đầu tư cho bản thân

Nhiều người cho rằng không đầu tư chăm chút cho bản thân sẽ đỡ tiêu phí tiền của. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Cần có một khoản đầu tư cho chính mình để nâng cao vẻ đẹp tri thức bên trong và những giá trị bên ngoài, từ đó làm tăng khả năng và tiềm lực kinh tế trong tương lai.

Cách sửa đổi: Mỗi người nên đăng ký những khóa học để trau dồi thêm kiến thức mới về lĩnh vực chuyên môn hoặc kỹ năng xã hội. Tham gia các buổi hội thảo, nghiên cứu những xu hướng mới trong xã hội để biết nhiều thông tin, mở ra nhiều cơ hội cho bản thân.

5. Tiêu tiền cho những món đồ xa xỉ

Việc đầu tư cho bản thân không đồng nghĩa với việc tiêu hao số tiền lớn để mua đồ hiệu đắt đỏ. Đặc biệt là không nên chi tiêu cho những món đồ hay dịch vụ vượt qua khả năng dự toán của con người.

Cách sửa đổi: Luôn tự hỏi bản thân có cần thiết mua món đồ đó hay không, có đáng giá để bỏ ra số tiền lớn cho thứ đó hay không. 

Phải biết quản lý chi tiêu và nên cân nhắc thứ gì đáng chi, thứ gì không nên chi quá nhiều
Phải biết quản lý chi tiêu và nên cân nhắc thứ gì đáng chi, thứ gì không nên chi quá nhiều

6. Tham gia những bữa tiệc vô nghĩa

Chi phí cho những bữa tiệc xã giao là điều không thể tránh khỏi nhưng phải biết đâu là tiệc xã giao có lợi cho bản thân và đâu là những bữa tiệc vô nghĩa.

Cách sửa đổi: Lựa chọn những bữa tiệc xã giao có giá trị thực tế như liên hoan gia đình, những hoạt động xã hội bên ngoài hoặc những buổi tiệc tùng với đối tác. Riêng những bữa tiệc cùng bạn bè thì nên tổ chức trong quy mô nhỏ, tránh việc làm quá xa hoa nhưng không có ích lợi.

7. Kéo dài thời hạn trả nợ

Nhiều người có thói quen kéo dài thời gian trả nợ vì không muốn phải thanh toán số tiền lớn trong một lần. Điều này vô tình khiến số lãi từ món nợ đó tăng cao và mất nhiều tiền hơn.

Cách sửa đổi: Nhanh chóng thanh toán toàn bộ nợ nần khi có khoản tiền trong tay. Thay vì kéo dài thời hạn trả nợ, mọi người có thể tìm thêm những công việc "tay trái" để kiếm thêm thu nhập và rút ngắn thời gian trả nợ.

Tin tức mới nhất

Từ 01/01/2025: Sửa đổi quy định về tín hiệu đèn giao thông người dân cần biết
Tin tức

Từ 01/01/2025: Sửa đổi quy định về tín hiệu đèn giao thông người dân cần biết

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có nhiều sự thay đổi so với quy định hiện hành. Nổi bật có việc sửa đổi quy định về đèn giao thông, người dân cần hết sức lưu ý.

29 phút trước
Chàng trai nghỉ việc ở thành phố, về quê bán chuối xanh kiếm 7 tỷ đồng mỗi tháng
Tin tức

Chàng trai nghỉ việc ở thành phố, về quê bán chuối xanh kiếm 7 tỷ đồng mỗi tháng

22 giờ trước
Lái xe trên đường cao tốc, cẩn thận khi gặp 4 vạch kẻ này kẻo bị phạt
Tin tức

Lái xe trên đường cao tốc, cẩn thận khi gặp 4 vạch kẻ này kẻo bị phạt

2 ngày trước
Người đàn ông kiếm 100 triệu mỗi tháng nhờ nghề vỗ dưa hấu
Tin tức

Người đàn ông kiếm 100 triệu mỗi tháng nhờ nghề vỗ dưa hấu

2 ngày trước
Có 3 thứ miễn phí trên máy bay, hành khách không yêu cầu, tiếp viên sẽ không phục vụ
Tin tức

Có 3 thứ miễn phí trên máy bay, hành khách không yêu cầu, tiếp viên sẽ không phục vụ

2 ngày trước
Những thực phẩm bán trong siêu thị dù rẻ đến đâu cũng không nên mua
Tin tức

Những thực phẩm bán trong siêu thị dù rẻ đến đâu cũng không nên mua

2 ngày trước
Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh, thành phố sau kỳ nghỉ hè
Tin tức

Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh, thành phố sau kỳ nghỉ hè

2 ngày trước
Hai bố con rụng tóc mỗi ngày, lắp camera mới phát hiện sự thật bàng hoàng
Tin tức

Hai bố con rụng tóc mỗi ngày, lắp camera mới phát hiện sự thật bàng hoàng

3 ngày trước
Nhiều thực phẩm hàng ngày có độc tố chết người mang tên xyanua, hãy cảnh giác, mách mẹo khử độc an toàn
Tin tức

Nhiều thực phẩm hàng ngày có độc tố chết người mang tên xyanua, hãy cảnh giác, mách mẹo khử độc an toàn

4 ngày trước
Khởi nghiệp thành công nhờ ấp trứng loài không chân, chàng trai Nghệ An thu lãi nửa tỷ mỗi năm
Tin tức

Khởi nghiệp thành công nhờ ấp trứng loài không chân, chàng trai Nghệ An thu lãi nửa tỷ mỗi năm

4 ngày trước
Cập nhật mới: Bão số 2 đang ở giai đoạn mạnh nhất, giật cấp 13
Tin tức

Cập nhật mới: Bão số 2 đang ở giai đoạn mạnh nhất, giật cấp 13

5 ngày trước
Bão số 2 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ: Quảng Ninh chịu tác động trực tiếp, miền Bắc mưa lớn trong 3 ngày
Tin tức

Bão số 2 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ: Quảng Ninh chịu tác động trực tiếp, miền Bắc mưa lớn trong 3 ngày

5 ngày trước
Sự cố hàng không lớn nhất lịch sử: Nhiều nước bị ảnh hưởng, có một hãng bay Việt Nam
Tin tức

Sự cố hàng không lớn nhất lịch sử: Nhiều nước bị ảnh hưởng, có một hãng bay Việt Nam

6 ngày trước
Tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25 và 26-7
Tin tức

Tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25 và 26-7

6 ngày trước
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể mạnh thành bão
Tin tức

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể mạnh thành bão

7 ngày trước