24h
Yeah1 News

Đặt tên cho con thế nào để đúng luật, cha mẹ nên biết tránh thiệt thòi cho con

Thứ năm, 22/06/2023 | 18:00 (GMT+7)

Nhiều người cho rằng đặt tên con phụ thuộc vào mong muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, pháp luật có quy định đối với việc đặt tên cho trẻ mà cha mẹ cần tuân thủ.

Đặt tên cho con là việc làm luôn được các ông bố bà mẹ quan tâm. Người xưa thường đặt tên xấu cho con với quan niệm con lớn lên dễ nuôi. Tuy nhiên, quan niệm đó không còn hợp lý trong thời buổi hiện đại. Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ thịnh hành các đặt tên hoa mỹ, ý nghĩa cho trẻ để con tự tin đến trường và giao tiếp với bạn bè.

Nhiều người cho rằng việc đặt tên cho con là tùy theo sở thích và mong muốn của bố mẹ. Thế nhưng ít ai biết rằng, đặt tên cho trẻ cũng được pháp luật quy định khắt khe. Không phải đặt tên nào cho trẻ cũng được pháp luật công nhận. Thậm chí, cơ quan chức năng còn có những điều luật riêng quy định về quy tắc đặt tên cho con mà bố mẹ cần tuân thủ để tránh thiệt thòi.

Cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề đặt tên cho con
Cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề đặt tên cho con

Theo Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Theo đó, thông tin về họ tên nhưng những thông tin cá nhân khác về giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú... đều thuộc về quyền nhân thân của mỗi con người.

Trong luật nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, việc đặt tên cho con trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính khái quát, chưa có văn bản cụ thể và minh chứng thế nào là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự.

Luật nhà nước quy định không được đặt tên cho con bằng số hay ký tự đặc biệt, không nên đặt tên quá dài cho con
Luật nhà nước quy định không được đặt tên cho con bằng số hay ký tự đặc biệt, không nên đặt tên quá dài cho con

Ngoài ra, trong luật nêu rõ, tên của công dân Việt Nam phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác thuộc Việt Nam, không đặt tên bằng chữ số, ký tự đặc biệt mà không phải chữ viết thông thường. 

Quy định này được áp dụng cho mọi trường hợp khai sinh tên cho con thuộc quốc tịch Việt Nam. Cơ quan nhà nước không chấp nhận tên ghi bằng số hoặc ký tự không phải chữ. Những trường hợp đặt tên con theo tiếng nước ngoài, tên bằng số hay ký tự đặc biệt sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc thống nhất cách quản lý hộ tịch. 

Những cái tên như Nguyễn Văn Daesung, Trần Thị Yoona, Lê Văn # hay Vũ Thị 4... đều là những cái tên không hợp lệ và phải thay đổi.

Đặt tên cho con cần tuân thủ quy định của nhà nước để tránh thiệt thòi cho trẻ
Đặt tên cho con cần tuân thủ quy định của nhà nước để tránh thiệt thòi cho trẻ

Trong quy định của nhà nước, tên của con không được đặt quá dài. Điều này được ghi trong khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, không đặt tên quá dài, khó sử dụng...

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục