24h
Yeah1 News

Danh tính người che ô, đứng cạnh bảo vệ Bác Hồ khi Bác đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945?

Thứ hai, 04/09/2023 | 07:06 (GMT+7)

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhân vật bảo vệ Bác trong ngày đặc biệt cũng được chú ý.

Ngày 2/9 là một ngày lễ mang ý nghĩa đặc biệt đối với toàn dân Việt Nam. Còn nhớ ngày 22/8/1945, Bác Hồ trở về Hà Nộ từ Chiến khu cách mạng ở Tân Trào. Đến tối ngày 25/8, Bác Hồ đến ngày ông Trịnh Văn Bô tại số 48 Hàng Ngang để che mắt mật thám. Đây cũng là căn nhà mà Trung ương Đảng chọn làm nơi làm việc của Bác từ ngày 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945. Bác Hồ đã viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại căn nhà đi vào sử sách này. 

Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2/9/1945
Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2/9/1945

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được Bác viết, bổ sung và hoàn chỉnh với sự trao đổi góp ý của Chính phủ. Đến 14h00 ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào và không khí uy nghiêm, trang trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập có 1.120 chữ và được biên soạn trong 49 câu nhưng chứa đựng những nội dung cốt lõi, cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc trước thế giới. 

Đồng chí Chu Đình Xương là người đứng bên cạnh, trực tiếp bảo vệ Bác Hồ trong ngày trọng đại
Đồng chí Chu Đình Xương là người đứng bên cạnh, trực tiếp bảo vệ Bác Hồ trong ngày trọng đại

Trong ngày lịch sử, có khoảng 20 chiến sĩ đã tham gia công tác bảo vệ lễ đài - nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Trong đó, đồng chí Chu Đình Xương - Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc bộ là người được giao nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ Bác Hồ trên đài cao. Theo những hình ảnh tư liệu ghi lại, đồng chí Chu Đình Xương là người trực tiếp đứng bên cạnh che ô cho Bác Hồ để đảm bảo an toàn cho vị Chủ tịch của đất nước.

Đồng chí Chu Đình Xương trong một lần chụp ảnh cùng Bác Hồ
Đồng chí Chu Đình Xương trong một lần chụp ảnh cùng Bác Hồ

Được biết, đồng chí Chu Đình Xương là một cựu tù cộng sản. Ông từng bị giặc Pháp bắt giam trong các nhà tù thực dân. Tháng 3/1945, sau một cuộc tổ chức trốn ngục thành công của các tù nhân ở nhà tù Sơn La, đồng chí Chu Đình Xương đã trốn khỏi trại giam và quay về Hà Nội để tiếp tục công cuộc hoạt động cách mạng. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, đồng chí Chu Đình Xương được Đảng cử làm Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc bộ và sau này là Giám đốc Sở Công an Bắc bộ.

Không chỉ riêng ở Hà Nội, tại TP.HCM (Sài Gòn lúc bấy giờ), lễ Độc lập cũng được tổ chức ở phía sau Nhà thờ Đức Bà với sự góp mặt của khoảng 20 vạn người. Con đường Norodom là nơi tổ chức và sau này được đổi tên thành Đại lộ Cộng hoà (đường Lê Duẩn, quận 1 ngày nay). 

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục