Công ty muốn giảm chỗ nào thì giảm, làm việc tại văn phòng hay về nhà online cũng không thành vấn đề, những sinh viên ĐH FPT có bí quyết riêng để vượt qua mọi thử thách mà thị trường lao động hậu Covid-19 đặt ra để có được việc làm ưng ý và chứng minh năng lực bản thân “không phải dạng vừa đâu”.
Nắm bắt cơ hội việc làm từ hoạt động sự kiện
Từ năm 1, sinh viên ĐH FPT đã có thể tham gia các talkshow, workshop về nhiều ngành nghề “hot” trong xã hội tương ứng với các ngành đào tạo của trường. Được gặp gỡ, chia sẻ quan điểm, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp là một trải nghiệm để sinh viên ĐH FPT hiểu thực tế thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp với nhân sự trẻ.
Tô Thị Thu Huyền từng rất năng nổ trong các hoạt động sự kiện ở ĐH FPT. Huyền là một trong những sinh viên Hoạt động phong trào xuất sắc vừa được vinh danh tại Lễ Tốt nghiệp tháng 4/2021 của ĐH FPT.
“Mình hay tham gia các talkshow, workshop về việc làm do trường tổ chức. Nghe các chuyên gia hoặc đại diện doanh nghiệp chia sẻ thực tế, mình hiểu hơn về nhu cầu của họ đối với những cử nhân mới tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng luôn tại sự kiện. Do đó, chăm tham gia các hoạt động này, sinh viên ĐH FPT dễ có cơ hội việc làm tốt mà chẳng cần tìm đâu xa”, Tô Thu Huyền chia sẻ.
Chứng tỏ năng lực tại các cuộc thi sinh viên
Học Công nghệ thông tin, Quản trị Kinh doanh, Đồ họa hay Ngôn ngữ, sinh viên mỗi nhóm ngành tại ĐH FPT có các cuộc thi kiến thức dành riêng cho mình. Các bạn có dịp thể hiện tri thức chuyên ngành, kỹ năng mềm như làm việc nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình, phản biện... thông qua việc phát triển một sản phẩm công nghệ, đồ họa hay một dự án kinh doanh. Nếu chứng tỏ được năng lực, không chỉ “rinh” về giải thưởng kha khá, nhiều sinh viên ĐH FPT còn lọt vào “mắt xanh” của các đại diện doanh nghiệp, tham dự cuộc thi với vai trò mentor hoặc ban giám khảo.
Tại cuộc thi FPT Edu Biz Talent 2020, dự án kinh doanh do Thu Huyền và 4 thành viên khác cùng lên ý tưởng, triền khai đã vượt qua nhiều “đối thủ nặng ký” để lọt vào vòng chung kết. “Tuy không được giải cao nhất nhưng ít ra chúng mình đã dám vượt qua giới hạn bản thân, dám nghĩ ra một cái gì đó để làm và học hỏi được nhiều kỹ năng, kiến thức từ các giảng viên, chuyên gia, từ cả bạn bè cùng tham gia thi.” Thu Huyền chia sẻ.
Đến giờ, sau khi ra trường và có việc làm ổn định, Huyền thấm thía sự, nhờ có các kỹ năng, kiến thức từ cuộc thi sinh viên mà cựu sinh viên này không bỡ ngỡ khi bước vào những dự án kinh doanh thực tế. Từng tham gia các sân chơi kinh doanh cũng giúp Huyền có một CV dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và được tin cậy giao đảm nhận những công việc quan trọng dù là sinh viên mới ra trường.
Càng trải nghiệm, càng có kỹ năng thích ứng với công việc
Các hoạt động trải nghiệm ở ĐH FPT xoáy quanh 6 nhóm: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm… Mỗi nhóm trải nghiệm lại giúp sinh viên ĐH FPT trang bị một hoặc một số kỹ năng, vốn sống, khả năng thích ứng với hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Càng giàu trải nghiệm, sinh viên ĐH FPT càng hoàn thiện bộ kỹ năng này và có khả năng thích nghi linh hoạt với nhiều thử thách mới trong đó có công việc.
“Tham gia CLB, mình được thử sức ở nhiều vị trí, công việc khác nhau, gặp gỡ nhiều người nên có thêm nhiều vốn sống. Khi cùng nhóm bạn tham gia cuộc thi khởi nghiệp, mình học được cách làm việc nhóm, ra quyết định hay đối mặt với những áp lực nhất định. Ra trường, trong khi một số bạn gặp khó khăn vì các công ty cắt giảm nhân sự hoặc phải làm việc online chịu nhiều áp lực thì các kỹ năng có được từ trải nghiệm ở ĐH giúp mình vững vàng, thích ứng nhanh hơn với những thử thách, khó khăn.” Thu Huyền chia sẻ.