Sau khi cụ ông 92 tuổi ra đi đột ngột, số tiền 130 nghìn tỷ gửi tiết kiệm vẫn chưa thể rút ra. Nguyên nhân là do phí nộp để rút tiền quá cao.
Câu chuyện về gia đình của cụ ông Vương Vĩnh Khánh dường như đã trở thành một truyền kỳ tại Đài Loan. Vương Vĩnh Khánh sinh ra trong một gia đình nghèo khó, sống bằng nghề trồng chè. Năm 15 tuổi, vì nhà nghèo không đủ điều kiện nên Vương Vĩnh Khánh buộc phải nghỉ học. Một năm sau, ông xin bố 200 tệ (khoảng 650.000 đồng) để mở một sạp bán gạo.
Thời gian đầu, sạp gạo của Vương Vĩnh Khánh không thể cạnh tranh với những người khác. Ông không ngại mở thêm dịch vụ làm sạch thùng gạo hay đãi gạo thật sạch cho khách. Theo thời gian, nhiều người tin tưởng và đến ủng hộ sạp gạo của Vương Vĩnh Khánh nhiều hơn. Trong vòng 10 năm, ông tích góp được một khoản tiền đáng kể.
Vương Vĩnh Khánh quyết định dùng số tiền này đầu tư bất động sản. May mắn ông đã trúng lớn vài thương vụ. Tài sản tăng lên, Vương Vĩnh Khánh dùng tiền để kinh doanh gỗ và tiếp tục thắng lớn nhờ biết cách nắm bắt thời cơ.
Sau này, ông được chính quyền vận động mở công ty nhựa để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thời gian đầu, công ty của Vương Vĩnh Khánh sản xuất nhựa PVC liên tục thua lỗ, bố ruột lại qua đời khiến ông vô cùng suy sụp. Tuy nhiên, không những không bỏ cuộc mà Vương Vĩnh Khánh còn vực dậy tinh thần đối đầu khó khăn. Năm 1978, công ty nhựa của Vương Vĩnh Khánh lập kỷ lục với doanh thu 1 tỷ USD, trở thành nhà máy sản xuất PVC lớn nhất thế giới thời điểm bấy giờ.
Sau này, Vương Vĩnh Khánh tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực điện tử và dầu khí thu được nhiều lợi nhuận. Kiếm được nhiều tiền, Vương Vĩnh Khánh luôn hào phóng trong việc làm từ thiện. Ông ý thức rất rõ hoàn cảnh nghèo khó của gia đình thuở cơ hàn nên sau khi giàu lên, ông đã quyên góp nhiều tiền cho các quỹ từ thiện.
Đặc biệt, Vương Vĩnh Khánh mở bệnh viện Trường Canh để làm nơi khám chữa bệnh cho người dân nghèo với mức phí rất thấp. Khi nghe tin động đất ở Vấn Xuyên năm 2008, ông không ngần ngại quyên góp 100 triệu tệ (gần 330 tỷ đồng) để giúp đỡ công cuộc cứu trợ cứu nạn và khắc phục thiên tai. Cùng năm đó, cụ ông Vương Vĩnh Khánh cũng qua đời đột ngột, hưởng thọ 92 tuổi.
Sau khi ông mất, số tài sản để lại được phân chia cho 3 người vợ, 2 người con trai và 7 người con gái. Tuy nhiên, thay vì chia hết phần cho các con, cụ ông Vương Vĩnh Khánh đã thành lập một nguồn quỹ ở nước ngoài. Ông đưa phần lớn tài sản của mình vào quỹ và đến thời kỳ sẽ phân phát tiền lãi đều cho các con nhưng số tiền gốc vẫn không được phép động đến.
Các con của Vương Vĩnh Khánh phát hiện bố của mình trước khi mất đã gửi 40 tỷ tệ (khoảng 130 ngàn tỷ đồng) vào ngân hàng ở Thụy Sĩ. Theo quy tắc, số tiền này chịu sự bảo vệ của ngân hàng Thụy Sỹ, bất kỳ cơ quan thuế, chính phủ nước ngoài hay chính quyền Thụy Sỹ đều không để động vào. Chỉ khi đích thân người gửi hoặc có giấy ủy quyền của người gửi để ủy quyền cho người khác nhận thay vì mới được rút ra.
Vì cụ ông Vương Vĩnh Khánh qua đời đột ngột, không để lại bất kỳ trăn trối hay giấy tờ nào về tài khoản này nên các con của ông không thể động vào số tiền 40 tỷ tệ đó. Cuối cùng, họ tìm ra cách duy nhất để nhận lại khoản tiền này là phải đồng ý bỏ ra mức phí 30 tỷ tệ để nộp cho ngân hàng ở Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, nếu phải nộp 30 tỷ tệ thì đồng nghĩa họ đã mất đi 3/4 số tiền trong tài khoản tiết kiệm của ông Vương Vĩnh Khánh. Chính điều đó nên đến hiện tại, các con của vị doanh nhân quá cố nổi tiếng vẫn chưa để xử lý số tiền tiết kiệm của ông. Toàn bộ 40 tỷ tệ vẫn còn được phong tỏa trong ngân hàng ở nước ngoài.