Ít ai biết con đường thuộc top dài nhất Việt Nam này lại có cái tên ngắn nhất nhưng vai trò thì vô cùng quan trọng.
Việt Nam với 63 tỉnh thành có vô số con đường khác nhau, mỗi con đường ở các tỉnh thành đều có đặc điểm và kết các địa phương, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong giao thông cả nước. Trong đó, có một trong những con đường được xem là "huyết mạch" khi trải dài trên nhiều tỉnh thành, là một trong những con đường dài nhất Việt Nam nhưng lại có cái tên ngắn nhất.
Con đường này không hề xa lạ mà chính là đường Quốc lộ 1A. So với những tên đường nhiều chữ cái khác thì rõ ràng cái tên 1A của quốc lộ này vô cùng ngắn gọn - nếu không muốn nói là ngắn nhất Việt Nam. Nhưng về chiều dài của con đường này thì ai nghe cũng phải trầm trồ.
Con đường này chạy dọc đất nước từ Bắc vào Nam nên được ví như con đường huyết mạch, xương sống của hệ thống giao thông đường bộ. Điểm bắt đầu phía Bắc của Quốc lộ 1A là km số 0 tại cửa khẩu Hữu Nghị, nằm ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điểm kết thúc của quốc lộ 1A là tại tỉnh Cà Mau. Chiều dài của Quốc lộ 1A tổng cộng là 2.301km, mặt đường rộng trung bình 21m, trải thảm bê tông nhựa.
Tuyến đường huyết mạch quan trọng bậc nhất này của Việt Nam đi qua 31 tỉnh thành, gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Không chỉ là con đường để lưu thông kéo dài nhiều tỉnh thành mà Quốc lộ 1A còn là cầu nối nhiều vùng kinh tế, thúc đẩy phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch… Dự kiến trong tương lai Quốc lộ 1A sẽ nâng cấp lên thành 4 làn xe và dài 2.482km.
Về chiều dài lịch sử của con đường này, sử sách ghi lại, năm 1402, thời nhà Hồ, vua đã cho đắp đường Thiên Lý từ Tây Đô (Thanh Hóa) đến Hóa Châu (Thừa Thiên Huế - Quảng Nam). Sau này nhà Lê tiếp tục đắp thêm đường, kéo dài từ thành Thăng Long đến Bình Định. Đến thời vua Gia Long, con đường chạy từ Ải Nam Quan đến Hà Tiên được xây dựng.