24h
Yeah1 News

Chưa đăng ký kết hôn thì con có thể mang họ cha trên giấy khai sinh không?

Thứ sáu, 14/06/2024 | 10:54 (GMT+7)

Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn, đứa con có thể mang họ cha trên giấy khai sinh không?

Theo Điều 30 BLDS 2015, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Vì vậy, trường hợp hai người chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được đăng ký khai sinh cho con. Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Tuy nhiên, nếu chưa có đăng ký kết hôn thì cán bộ hộ tịch không thể ghi thông tin của cha đứa con vào mục thông tin của cha được. Về nguyên tắc, khi cha mẹ không có hôn thú thì sẽ thuộc trường hợp chưa xác định được cha. Khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Chưa kết hôn cán bộ hộ tịch không thể ghi thông tin của cha đứa con vào mục thông tin của cha được
Chưa kết hôn cán bộ hộ tịch không thể ghi thông tin của cha đứa con vào mục thông tin của cha được

Vào thời điểm đăng ký khai sinh mà chưa đăng ký kết hôn, nếu muốn ghi tên cha trên giấy khai sinh để con theo họ cha thì phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Nếu muốn để thông tin người cha trong giấy khai sinh phải thực hiện đồng thời 2 thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh
Nếu muốn để thông tin người cha trong giấy khai sinh phải thực hiện đồng thời 2 thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh

Hồ sơ đăng ký khai sinh và kết hợp đăng ký nhận con phải nộp bao gồm:

- Thứ nhất, tờ khai đăng ký khai sinh.

- Thứ hai, tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Thứ ba, giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 điều 16 luật Hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

- Thứ tư, văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con (nếu cha là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

- Thứ năm, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại điều 14 thông tư 04 năm 2020 của Bộ Tư pháp (Ví dụ: kết luận giám định ADN của cơ quan y tế…).

- Thứ sáu, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân của cha (nếu cha là người nước ngoài).

Chưa đăng ký kết hôn thì con có thể mang họ cha trên giấy khai sinh không? - ảnh 3

Những trường hợp khuyến nghị xét nghiệm ADN

Về việc có phải làm xét nghiệm ADN, Theo Luật Hộ tịch 2014, xét nghiệm ADN không bắt buộc cho tất cả các trường hợp làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau, việc xét nghiệm ADN được khuyến nghị:

- Trường hợp 1: Cha và mẹ chưa đăng ký kết hôn trong thời gian con sinh ra.

- Trường hợp 2: Thủ tục cha nhận con có tranh chấp, sau khi thụ lý hồ sơ, tòa án nhân dân sẽ làm thủ tục cha nhận con, giấy xét nghiệm ADN là bắt buộc.

- Trường hợp 3: Thủ tục mẹ nhận con, giấy khai sinh không phải tên của mẹ ruột.

- Trường hợp 4: Người mẹ đẻ không có giấy chứng sinh.

- Trường hợp 5: Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục