Câu hỏi đố vui đơn giản nhưng lại gây khó nhằn khiến 90% người Việt trả lời sai, thách thức học sinh giỏi địa lý.
Loạt câu hỏi đố vui địa lý từ chương trình “Nhanh như chớp” có vẻ như chưa dừng hot. Trước đó, nhiều câu hỏi đã thách thức không ít khán giả, khiến cộng đồng mạng cũng phải lắc đầu ngán ngẩm như: “tỉnh nào đã giàu, còn sống lâu”, “tỉnh nào có bờ biển dài nhất Việt Nam”,... Một trong những câu hỏi tưởng dễ mà khó là câu hỏi: “Tỉnh nào có tên dài nhất Việt Nam?” khiến 90% người Việt trả lời sai.
Dựa vào câu hỏi trên, nhiều người cho rằng tỉnh có tên dài nhất cũng phải có nhiều từ và chữ nhất. Tại thời điểm này, có hai câu trả lời là Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế. Cụ thể, Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 4 từ và 12 chữ cái. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế chỉ có 3 từ nhưng cũng chứa đến 12 chữ cái. Liệu ở đây có phải là hai tỉnh đang giữ kỷ lục có tên dài nhất Việt Nam hiện nay không?
Tuy nhiên, câu trả lời không phải là hai tỉnh được đề cập ở trên. Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tên dài nhất với 5 âm tiết và 17 chữ cái. Tên địa danh này phải luôn có hai từ "Thành phố" trước mới đúng, trong khi các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng... có thể đọc được mà không cần thêm từ "Thành phố".
Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây được biết đến với tên gọi Sài Gòn, là trung tâm đô thị lớn nhất của Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Nơi đây là tâm điểm của hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục trong nước, đồng thời cũng là một trong hai thành phố trực thuộc trung tâm của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này bao gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, với tổng diện tích 2,061 km2. Tên chính thức "Thành phố Hồ Chí Minh" được sử dụng chính thức từ tháng 7 năm 1976.
Nhìn từ trên cao, kiến trúc đô thị TP.HCM hiện ra vừa hiện đại vừa hài hòa với nhiều công trình ấn tượng nằm cạnh bên sông Sài Gòn như: Tòa nhà Landmark 81 tầng (quận Bình Thạnh); hầm vượt Thủ Thiêm (nối quận 1 và Tp. Thủ Đức), cầu Ba Son (quận 1), khu đô thị Thủ Thiêm (Tp. Thủ Đức), công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) đang trở thành những biểu tượng kiến trúc mới trọng sự khẳng định phát triển đô thị của Thành phố.
Sau gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, Tp. Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển đầy ngoạn mục. “Hòn ngọc Viễn Đông” của 50 năm về trước giờ đã vươn lên mang dáng dấp của một “Siêu đô thị” thời hiện đại. Bởi ở đó không chỉ có những tòa nhà chọc trời, những đại lộ thênh thang, những công trình kiến trúc mang tầm thế kỷ… mà còn có cả một nền tảng đời sống, kinh tế, văn hóa vững vàng, năng động và sẵn sàng hội nhập sâu rộng với thế giới.