Không ít người đã gặp phiền phức vì căn cước công dân bị mờ mã QR không quét được, khiến nhiều vấn đề khác liên quan đến giấy tờ tùy thân cũng bị trì hoãn.
Từ ngày chuyển sang sử dụng căn cước công dân (CCCD), nhiều việc trở nên tiện lợi hơn nhưng cũng cùng với đó, mã QR trên căn cước nếu bị mờ hoặc xước thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều việc như giao dịch hay những hoạt động khác cần đến giấy tờ tùy thân.
Bởi CCCD gắn chip hiện tại là loại thẻ có mã vạch QR. Với hình ảnh mã vạch này, người dân có thể dễ dàng tổng hợp đầy đủ thông tin cần thiết về tên tuổi, nơi thường trú... của mình như một CCCD online. Mã vạch trên thẻ được ẩn dưới lớp phủ bề mặt CCCD nên rất khó bị trầy xước. Dù vậy, nếu không bảo quản tốt thì việc bị trầy xước là không tránh khỏi.
Một số trường hợp khác khá hiếm nhưng vẫn có khả năng không thể quét thông tin có thể là do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu vào chip đã nhập sai. Vậy nhưng nhìn chung dù với lý do gì thì đây cũng là một phiền phức lớn nếu không thể quét được thông tin từ mã QR. Lúc này, người dân không nên chủ quan bỏ qua mà hãy lập tức yêu cầu cấp lại hoặc sửa đổi thông tin để tiếp tục sử dụng CCCD gắn chip.
Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
+ Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp mã QR bị mờ, xước không thể quét thông ti thì bắt buộc người dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ theo quy định trên.
Để xin cấp lại CCCD gắn chip có mã QR, công dân cần tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 22 luật Căn cước công dân.
Ảnh: tổng hợp