Theo đó, loài chim này độc lạ đến mức vì một tiếng kêu mà mỗi người nghe thành 1 câu khác nhau, dẫn đến có đến hơn 10 cái tên gọi cho loài chim có 1-0-2.
Kiến thức về những loài vật trong tự nhiên là vô cùng và vô hạn. Có không ít những sự thật thú vị về những loài vật xung quanh mà nhiều người vẫn chưa biết hết. Trong đó, bí ẩn về một loài chim "biết nói", hơn nữa mỗi người lại nghe thành 1 câu giống nhau khiến loài chim này được biết đến với hơn 10 cái tên khác nhau là điều khiến nhiều người tò mò.
Đó chính là loài chim bắt cô trói cột. Tại Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng. Theo khoa học, đây là loài chim cu cỡ trung bình, chúng sống phân bố ở nhiều nơi khắp châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc.
Chim bắt cô trói cột thường có nửa thân trên màu trắng trong khi nửa dưới có nhiều vạch trắng đen, thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600m. Tiếng kêu của loài chim này hết sức đặc biệt khi mỗi lần chúng kêu, người ta có thể nghe thành 4 chữ. 4 chữ được nghe phổ biến nhất là "bắt cô trói cột" - cũng là lý do loài chim này có tên như thế và được mệnh danh là loài chim "biết nói".
Tuy nhiên, vấn đề tiếng kêu của chim cũng gây tranh cãi khi nhiều người Việt Nam nghe thành nhiều câu khác nhau: hay "năm trâu sáu cột", "khó khăn khắc phục", "chim cu Ấn Độ", "Bắc quang Bắc mục", "Hà Giang nước độc", "bốn cô chín chục", "chín cô bốn chục", "năm trâu sáu cọc", "trói cô vào cột", "vua quan trói cột", "đuổi Tây đánh Nhật"... nên chim này còn được biết đến với hàng chục cái tên khác nhau.
Theo giới khoa học và những chuyên gia về các loại chim chóc, chim bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus. Đây là loài chim thuộc họ Cu cu. Loài này sống chủ yếu ở phía nam châu Á và phía bắc của Liên bang Nga. Loài chim này thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600 m. Loài chim này có kích cỡ trung bình.