24h
Yeah1 News

Bất chấp lệnh cấm, các lớp học thêm mọc lên như nấm, tiền học lên đến 330 triệu đồng/năm

Thứ ba, 25/07/2023 | 15:03 (GMT+7)

Tuy đã thi hành các chính sách chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, điều này lại gây tác dụng ngược với nhiều gia đình thuộc dạng trung lưu, khá giả.

Khó kiểm soát tình hình dạy, học thêm

Tháng 7/2021, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch mang tên Shuang Jian (tạm dịch là giảm gấp đôi) nhằm giúp cho các gia đình giảm bớt gánh nặng khi phải trang trải học phí học tập cho con, đồng thời kiểm soát "ngành công nghiệp học sau giờ học" đang tràn lan một cách nhanh chóng.

Ban đầu, chiến dịch khiến nhiều công ty kinh doanh loại hình dạy thêm phá sản, xóa sạch hàng tỷ đô khỏi giá trị thị trường của các công ty niêm yết, hàng loạt nhân viên trong lĩnh vực này bị sa thải. Tuy nhiên, một thời gian sau, tình trạng dạy thêm ngoài giờ tăng lên và bùng nổ mạnh mẽ hơn trước.

Dù chính phủ đã áp dụng các chính sách giảm thiểu, nhưng tình trạng học thêm vẫn tăng nhanh.
Dù chính phủ đã áp dụng các chính sách giảm thiểu, nhưng tình trạng học thêm vẫn tăng nhanh.

Một số phụ huynh ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Thâm Quyến cho rằng mức phí phải trả cho con học thêm sau giờ học tăng lên rất nhiều, đặc biệt kể từ sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Theo hãng tin Bloomberg, điều này cho thấy phần nào những bất cập sau 2 năm ban hành chính sách, đồng thời nhấn mạnh những thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc giải quyết một số trở ngại cơ cấu dài hạn, cụ thể là tỷ lệ giảm sinh và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Điều này có thể dễ hiểu khi kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc (được gọi là gaokao) nổi tiếng vì tính cạnh tranh khốc liệt, thu hút hơn 10 triệu học sinh tham gia hàng năm. Việc trúng tuyển vào một trường đại học danh tiếng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn để đảm bảo một công việc với mức lương cao. Vì sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu luyện thi vẫn duy trì ở mức cao, hình thành cơ chế cung- cầu ổn định trên thị trường luyện thi.

Ngành 'công nghiệp học thêm' của Trung Quốc tuy tụt dốc vào năm 2021 nhưng bắt đầu hồi phục nhanh chóng vào những năm sau.
Ngành "công nghiệp học thêm" của Trung Quốc tuy tụt dốc vào năm 2021 nhưng bắt đầu hồi phục nhanh chóng vào những năm sau.

Tiền học thêm lên đến hàng trăm triệu đồng

Bà Cathy Zhu, một chuyên gia dịch vụ tài chính 40 tuổi tại Thượng Hải chia sẻ rằng học phí cho lớp dạy kèm Toán của con trai bà đã tăng gần gấp đôi, lên 300 NDT/buổi. Cũng như bà Zhu , Sarah Wang, một bà mẹ 40 tuổi làm việc tại một công ty thương mại điện tử ở Thượng Hải chia sẻ: "Gánh nặng của chúng tôi không hề giảm đi chút nào". Cô đang đối mặt với việc phải chi trả hơn 50% so với trước đây cho việc con gái hiện đang học lớp 5. Theo cô Wang, học phí hiện đang ở mức khoảng 300-400 NDT (tương đương 990 nghìn - 1,3 triệu đồng)/buổi và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Từ những ý kiến trên, các nhà phân tích cho rằng chi phí nuôi dạy con cái tăng cao cùng với giá nhà đất vượt trội đang khiến những người trẻ không có động cơ muốn kết hôn và sinh con. Điều này tác động xấu đến việc tái tạo dân số và tăng thêm áp lực lên hệ thống xã hội. Ngoài ra, việc các gia đình thuộc tầng lớp kém may mắn không thể đáp ứng chi phí học thêm khiến cho con cái họ gặp bất lợi trong học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai và cơ hội nghề nghiệp của họ.

Nhiều gia đình gặp khó khăn với mức chi trả học thêm cho con lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nhiều gia đình gặp khó khăn với mức chi trả học thêm cho con lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sự cạnh tranh gắt gao trong kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) và sự mở rộng đáng kể của các trường đại học trong nước trong 2 thập kỷ gần đây đã cùng nhau tạo ra tình trạng dư cung sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng nghề thực tế mà nhiều nhà tuyển dụng cần. Điều này dẫn đến việc sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái.

Andy Xie, cựu Kinh tế trưởng của tập đoàn Morgan Stanley, đã nhấn mạnh: "Đó là hệ quả của việc mở rộng hệ thống giáo dục đại học một cách không kiểm soát và không bền vững, nhằm đáp ứng mong muốn của các bậc cha mẹ là con cái họ không phải đối mặt với khó khăn trong việc kiếm sống. Giải pháp là điều chỉnh kỳ vọng của cha mẹ".

Ảnh: Tổng hợp.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: Học thêm   dạy thêm  

Cùng chuyên mục