Bão Mặt trời đang đổ bộ Trái Đất tạo nên hiện tượng cực quang tuyệt đẹp hiếm thấy nhưng đồng thời cũng gây nguy hại cho lưới điện và viễn thông.
Những ngày vừa qua, cơn bão Mặt Trời đổ bộ xuống Trái Đất tạo nên hiện tượng cực quang tuyệt đẹp khiến nhiều người check-in. Tuy nhiên, thực tế bão Mặt Trời gây nguy hiểm cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là có nguy cơ gây thiệt hại lưới điện và hệ thống viễn thông.
Theo Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (viết tắt là NOAA) cho biết, cơn bão Mặt Trời đang tấn công Trái Đất có quy mô và sức mạnh lớn nhất trong 20 năm qua. Ngày 10/5, bão Mặt Trời đổ bộ xuống hành tinh và tạo ra hiện tượng cực quang với những tia sáng nhiều màu sắc được mọi người chụp ảnh và chia sẻ khắp mạng xã hội.
Bão Mặt Trời là gì?
Bão Mặt Trời hay còn được gọi là bão từ, bão địa từ... là những vụ nổ cực lớn trên Mặt Trời. Sau mỗi vụ nổ, năng lượng tích trữ trong từ trường xoắn ở các vết đen Mặt Trời được giải phóng một cách đột ngột với cường độ cao, tạo nên bức xạ trên khắp quang phổ, sóng vô tuyến, tia X và tia gamma.
Bão Mặt Trời từng đổ bộ xuống Trái Đất, gây ra một số ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người. Theo các chuyên gia nghiên cứu, bão Mặt Trời có khả năng làm nhiễu nguồn điện và hệ thống viễn thông. Những ảnh hưởng từ bão Mặt Trời đến sức khỏe của người dân cũng được ghi nhận, nhất là những người mắc bệnh tim.
Bão Mặt Trời gây ra tác động mạnh nhất và biểu hiện rõ nhất ở những vĩ độ phía Bắc và phía Nam của Trái Đất. Vùng ảnh hưởng của bão Mặt Trời rộng đến đâu sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của cơn bão.
Bão Mặt Trời nguy hiểm thế nào?
Thứ nhất, bão Mặt Trời sẽ tác động đến liên lạc và viễn thông. Khi bức xạ trong các cơn bão Mặt Trời chạm vào cầu từ trường xung quanh Trái Đất sẽ gây biến động tầng điện ly, ảnh hưởng trực tiếp đến các vệ tinh, tàu vũ trụ trên quỹ đạo, có thể làm chệch hướng hoặc gây hư hỏng thiết bị điện tử cấu thành.
Sự thay đổi tầng điện ly có thể chặn hoặc làm suy giảm đường truyền vô tuyến đi qua bầu khí quyển để đến các vệ tinh. Nó có thể ngăn cản việc truyền sóng vô tuyến thoát ra khỏi tầng điện ly thành công. Ngoài ra, vệ tinh GPS phụ thuộc vào tín hiệu xuyên qua tầng điện ly nên việc nhiễu loạn địa từ có thể ảnh hưởng đến công nghệ quan trọng trong máy bay, tàu viễn dương hoặc các ngành công - nông nghiệp và dầu khí.
Thứ hai, bão Mặt Trời có thể gây mất điện hàng loạt, đây là điều khiến các chuyên gia lo lắng nhất. Năm 1989, một hiện tượng thời tiết trong không gian đã gây ra tình trạng mất điện diện rộng ở khu vực Quebec, Canada kéo dài hơn 9 giờ. Ngoài ra, một cơn bão địa từ cực mạnh khác đã gây ra hiện tượng mất điện ở Thụy Điển và làm hư hỏng nhiều máy biến áp tại Nam Phi.
Một số sự kiện thường gắn liền với bão Mặt Trời có thể kể đến như:
CME (Carrington Event): Đây là hiện tượng nổi tiếng nhất do bão Mặt Trời gây ra. Năm 1859, CME cực mạnh đã đưa lượng lớn hạt và năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất, tạo nên hiện tượng ban đêm sáng rực như ban ngày và gây sự cố cho hệ thống dây điện, viễn thông vào thế kỷ 19.
Solar Flare (Bão từ Mặt Trời): Đây là hiện tượng phát tán năng lượng cực mạnh từ bề mặt của Mặt Trời, tạo nên ánh sáng rực rỡ gọi là bão từ. Bão từ sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu điện thoại di động, tín hiệu từ GPS và toàn bộ hệ thống viễn thông trên Trái Đất.
X-ray Flare (Bão từ X): Tương tự như bão từ nhưng có cường độ mạnh hơn, phát tán nhiều tia X và ảnh hưởng đến các tầng không gian gần bề mặt Trái Đất, đặc biệt là với hệ thống địa tầng cũng như viễn thông.