24h
Yeah1 News

5 loại giấy tờ phải đổi khi chuyển sang CCCD gắn chip, nếu không cập nhật coi chừng mất luôn tài sản

Thứ ba, 25/07/2023 | 16:11 (GMT+7)

Sau khi thay đổi từ CMND sang CCCD gắn chip, người dân lưu ý cần phải đổi ngay 5 loại giấy tờ dưới đây, nếu không tài sản sở hữu sẽ mất hiệu lực.

Theo Quyết định 1368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp CCCD gắn chip bắt đầu được áp dụng từ tháng 1/2021. CCCD gắn chip có tác dụng tương tự như CMND, là một loạt giấy tờ quan trọng dùng để nhận diện danh tính, nhân thân của công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên. 

Nếu như CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm thì CCCD gắn chip được sử dụng đến một độ tuổi nhất định, sau đó công dân phải đi làm thẻ CCCD gắn chip mới. Sau khi đổi CCCD gắn chip, công dân cần thay đổi theo 5 loại giấy tờ nếu không sẽ mất hiệu lực pháp luật.

1. Tài khoản ngân hàng

Sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân cần liên hệ với phía ngân hàng để cập nhật, sửa đổi những thông tin liên quan đến số chứng minh danh tính. Nếu trong trường hợp có CCCD gắn chip nhưng vẫn duy trì sử dụng CMND 9 chữ số, ngân hàng có thể từ chối giao dịch của khách hàng với lý do không xác nhận được danh tính của chủ tài khoản.

Người dân cần liên hệ với ngân hàng để cập nhật CCCD gắn chip khi có thay đổi
Người dân cần liên hệ với ngân hàng để cập nhật CCCD gắn chip khi có thay đổi

Để giải quyết tình huống này, công dân mang theo giấy xác nhận số CMND, thẻ CCCD gắn chip đến ngân hàng của mình mở tài khoản để được hướng dẫn thay đổi thông tin.

2. Hộ chiếu

Hộ chiếu là "vật bất ly thân" của công dân Việt Nam khi xuất ngoại hoặc di chuyển bằng phương tiện máy bay đến một địa phương khác. Sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân cần thay đổi thông tin đồng bộ trên hộ chiếu để tránh xảy ra tranh chấp thông tin ở cửa khẩu.

Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 1 năm phải được cập nhật CCCD gắn chip khi vừa đổi
Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 1 năm phải được cập nhật CCCD gắn chip khi vừa đổi

Hồ sơ thay đổi CCCD gắn chip trong hộ chiếu bao gồm hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 1 năm, CCCD gắn chip được cấp chính thức, giấy xác nhận CMND đã được cấp trước đó. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân nộp tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi thường trú tạm trú hoặc Cục Quản lý nhập cảnh, Bộ Công an.

3. Giấy tờ nhà đất, sổ hồng, sổ đỏ

Người dân bắt buộc phải cập nhật thông tin trên những giấy tờ nhà đất, sổ hồng và sổ đỏ trong trường hợp thay đổi từ CMND sang CCCD gắn chip. Điều này nhằm hạn chế rủi ro trong giao dịch tương lai, công dân cập nhật CCCD gắn chip càng sớm càng tốt.

Nhằm tránh tranh chấp khi giao dịch sau này, người dân cần chủ động cập nhật thông tin mới
Nhằm tránh tranh chấp khi giao dịch sau này, người dân cần chủ động cập nhật thông tin mới

4. Thẻ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế được cho là loại giấy tờ rất thường được người dân sử dụng khi có nhu cầu khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế trên toàn quốc. Liên quan đến quá trình tra cứu tham gia Bảo hiểm xã hội, hạn sử dụng của Bảo hiểm y tế, công dân cần liên tục cập nhật thông tin vào hồ sơ để đảm bảo được hưởng trọn vẹn mọi quyền lợi hợp pháp.

Bảo hiểm y tế cũng không ngoại lệ khi có CCCD gắn chip
Bảo hiểm y tế cũng không ngoại lệ khi có CCCD gắn chip

5. Thông tin đăng ký thuế

Trong vòng 10 ngày, công dân phải liên hệ với đơn vị thuế nhằm cập nhật, bổ sung thông tin kể từ lúc phát sinh thay đổi. Trường hợp công dân không thể chủ động thực hiện thì phải ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện mình chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin tại cơ quan đăng ký, quản lý về thuế.

Nếu không thể tự cập nhật, công dân nên ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức để sửa đổi, cập nhật thay mình
Nếu không thể tự cập nhật, công dân nên ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức để sửa đổi, cập nhật thay mình

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục