24h
Yeah1 News

Tổ chức rước dâu lúc 2h, gia đình khiến hàng xóm "hết hồn" vì tưởng đám cưới ma

Thứ ba, 06/02/2024 | 08:33 (GMT+7)

Rước dâu vào giờ hoàng đạo giữa đêm khuya, một gia đình khiến hàng xóm tá hoả vì tưởng "nhìn nhầm" đám cưới ma.

Chọn giờ đẹp để làm lễ luôn là điều quan trọng trong đám cưới. Thông thường nhiều địa phương, các gia đình cử hành hôn lễ vào buổi sáng, từ 9-10 giờ là đẹp nhất. Tuy nhiên cũng có một số nơi chọn giờ rất tréo ngoe, tạo nên những tình huống "dở khóc dở cười".

Câu chuyện về một lễ rước dâu lúc 2h sáng khiến hàng xóm tưởng đám cưới ma tại Phúc Kiến (Trung Quốc) khiến dân tình "mắt chữ O mồm chữ A".

Tổ chức rước dâu lúc 2h, gia đình khiến hàng xóm 'hết hồn' vì tưởng đám cưới ma - ảnh 1

Khung cảnh đám cưới khá "kì dị" khiến nhiều người liên tưởng đến đám cưới ma trong phim

Theo thông tin được chia sẻ, vào đúng 2h sáng, họ hàng nhà trai đến nhà gái để làm lễ rước dâu. Khi kiệu hoa màu đỏ rực tới cửa nhà gái, cô dâu được chú rể bế lên kiệu, toàn bộ đội ngũ đón dâu theo sát phía sau. Vì đường không bằng phẳng, cũng không có đèn đường nên đội ngũ rước dâu phải bật đèn điện thoại di động để chiếu sáng. Cả đoàn đã hộ tống cô dâu suốt chặng đường với ánh sáng le lói, lờ mờ như vậy.

Thời tiết khi đó cũng không thuận lợi khi trời đổ mưa nên đoàn rước dâu phải mặc áo mưa để khênh kiệu và hộ tống. Chính vì những điều này khiến khung cảnh trở nên ảo diệu, chẳng khác nào đám cưới ma trong phim. Thậm chí khiến nhiều người dân địa phương cũng bị "dọa" một phen hoảng sợ.

Tổ chức rước dâu lúc 2h, gia đình khiến hàng xóm 'hết hồn' vì tưởng đám cưới ma - ảnh 2

Phong tục địa phương đem lại khung cảnh đám cưới còn nhiều điều hủ tục truyền thống

Nhiếp ảnh gia của đám cưới này sau đó giải thích rằng cô dâu là người Khách Gia, và phong tục địa phương là kết hôn vào lúc nửa đêm, do đó mới xuất hiện cảnh tượng này. Nhiếp ảnh gia còn khẳng định, hầu hết người dân địa phương cũng làm lễ kết hôn vào ban đêm, chỉ một số ít tổ chức đám cưới ban ngày.

Phong tục truyền thống địa phương luôn là điều khó có thể bỏ và vẫn được duy trì ở nhiều địa phương tại Trung Quốc. Nhiều người trẻ dù không muốn nhưng vẫn tuân thủ theo những hướng dẫn từ người lớn, đặc biệt trong việc cưới hỏi trọng đại.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục