Sự cố cô giáo trong câu chuyện gặp phải vốn cũng là nỗi lòng của không ít giáo viên. May mắn là đoạn lịch sử tìm kiếm của cô giáo không có gì đáng nghiêm trọng.
Trong thời hiện đại, nhiều trường học áp dụng công nghệ giảng dạy bằng công nghệ thông tin, điện tử để tối ưu hoá quá trình tiếp cận tri thức cho học sinh. Chính vì vậy hầu hết các trường từ tiểu học đến đại học đều lắp đặt hệ thống máy chiếu, laptop chuyên nghiệp ở lớp học. Giáo viên không cần lệ thuộc quá nhiều vào bảng đen phấn trắng mà có thể thông qua màn hình máy chiếu để phát giáo án điện tử dạy học. Tuy nhiên, cũng vì phương pháp giảng dạy này mà không ít lần, giáo viên phải muối mặt khi bị học sinh nhìn thấy những hộp tin, nội dung riêng tư.
Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc truyền tay nhau hình ảnh được cho là ghi lại trong một tiết học ở giảng đường đại học. Cụ thể, người đăng tải cho biết, cũng như bao tiết học khác, cô giáo của họ đã sử dụng máy chiếu để giảng bài. Sau khi kết thúc, cô giáo lại sơ suất quên mất phải tắt màn hình máy chiếu hoặc vô hiệu hóa cổng kết nối giữa laptop cá nhân với máy chiếu. Chính vì vậy, hầu như toàn bộ học sinh trong lớp đều nhìn thấy lịch sử tìm kiếm trên thanh công cụ Baidu (một trang tìm kiếm thông tin - PV).
Nội dung trên thanh công cụ tìm kiếm của cô giáo lần lượt là "Làm cách nào để học sinh, sinh viên tập trung nghe giảng?" và "Sinh viên không nghe giảng là do năng lực của giảng viên kém phải không?". Nhiều học sinh không nhịn được cười khi nhìn thấy những từ khoá tìm kiếm này.
Mặc dù nội dung tìm kiếm không có gì đáng xấu hổ, cô giáo vẫn không khỏi đỏ mặt khi bị học sinh nhìn thấy nội dung tìm kiếm riêng tư. Một số cộng đồng mạng khen ngợi cô giáo quá đáng yêu và có tâm với nghề nhà giáo. Không phải ai cũng trau dồi kỹ năng giảng dạy khi học sinh có dấu hiệu lười biếng, không tiếp thu bài vở trên giảng đường.
Câu chuyện của nữ giảng viên làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người bênh vực cô giáo, đồng thời cũng chỉ trích một bộ phận sinh học, học sinh đến lớp nhưng không tập trung nghe giảng bài. Đến mức cô giáo phải tự vấn bản thân và về nhà tìm kiếm phương pháp giảng dạy tối ưu hơn. Netizen còn đồng cảm cho cô giáo vì hẳn là cô đã chịu áp lực, mệt mỏi không nhỏ từ thái độ của học sinh trên ghế nhà trường.
Ảnh: Tổng hợp