Vợ chồng vô cùng hốt hoàng khi thấy con khóc lặng không ra tiếng, cả người tím tái và ngừng thở. Nếu rơi vào trường hợp như thế thì phải xử lý thế nào?
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đang video ghi lại cảnh một đôi vợ chồng hốt hoảng, lo lắng khi thấy con khóc lặng, rơi vào trạng thái ngừng thở tạm thời, cả người tím tái. Cụ thể, trong video được đăng tải, một đứa trẻ trong lúc vô tình cắn vào tay, vì quá đau nên bé đã khóc ngất.
Người mẹ ôm con ra ngoài để bố của bé xem xét vết thương. Trong lúc này bất ngờ đôi vợ chồng khóc hiện con khóc lặng đi, không còn nghe tiếng, cả người lạnh ngắt, tím tái và có dấu hiệu ngừng thở. Hai vợ chồng vô cùng hoảng hốt, lập tức kêu gọi mọi người xung quanh đến giúp đỡ.
Một người gần đó đã lấy xe hơi để chuẩn bị đưa bé cùng bố mẹ đến bệnh viện. Trong khi đôi vợ chồng lo lắng cho con nhỏ, không biết con bị gì nên tay chân hốt hoảng, loạn xạ. Mọi người xung quanh cũng hoang mang không kém, hỗ trợ bố mẹ đưa em bé đến bệnh viện.
Theo cập nhật của người đăng video, sau khi đến cổng bệnh viện thì bé bắt đầu thở trở lại nhưng cả người vẫn mềm oặt, ngất lịm. Khoảng 1 giờ sau thì em bé mới có dấu hiệu tỉnh dậy. Lúc này, gia đình mới cảm thấy yên tâm và không còn lo lắng hoảng sợ như lúc đầu.
"Xem nhiều trên mạng nhưng chưa từng nghĩ sẽ rơi vào con mình. Đến giờ xem lại video, tay chân của em vẫn chưa hết run, chưa bao giờ em sợ mất con như thế. Con em tự nhiên khóc không ra tiếng, tím ngắt cả người, hai tay nắm chặt, mắt trợn trắng, môi tái nhợt, cả người cứng đơ, ngừng thở, ngoài hoảng loạn ra thì lúc đó em thật sự không biết nên làm gì", người mẹ trong video chia sẻ cảm giác bất an khi thấy con xảy ra chuyện.
Bên dưới bình luận, nhiều người nói rằng rất có thể bé đã rơi vào tình trạng khóc lặng thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo kinh nghiệm của các "mẹ bỉm" từng rơi vào trường hợp tương tự, con khóc lặng rất nguy hiểm, có thể xảy ra khi bé gặp cú sốc nặng hoặc va đập, choáng váng, đau đớn quá độ mà khóc không ra tiếng, cả người tím tái và ngừng thở tạm thời hoặc ngất lịm.
Phần lớn trẻ sẽ tự thoát khỏi trạng thái khóc lặng nếu được 4-8 tuổi. Trẻ bị co giật trong thời gian khóc lặng không có nguy cơ bệnh co giật như ở các trẻ khác. Nhiều người thường nhầm lẫn hiện tượng khóc lặng với động kinh vì dấu hiệu có phần giống nhau.
Theo lời khuyên của chuyên gia, nếu con khóc lặng, phụ huynh nên đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi trong khoảng 1 phút, không đưa bất kỳ thứ gì vào miệng của trẻ, kể cả ngón tay để trẻ thông thoáng đường thở.
Tuyệt đối không lay mạnh hay lắc người của trẻ, cũng không được hắt nước vào trẻ vì nó không giúp làm ngừng cơn khóc lặng. Trấn an người lớn và trẻ em có mặt rằng cơn khóc lặng sẽ sớm kết thúc. Sau khi qua cơn khóc lặng, phụ huynh cần theo dõi trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường thì đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.