Nó là loài duy nhất còn sống sót của họ thú cổ Diatomydae, được cho là đã tuyệt chủng từ kỷ Miocen, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra đa dạng sinh học của thú nhỏ tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) và công bố phát hiện một loài chuột mới tại khu vực rừng Trường Sơn ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Đây chính là loài duy nhất còn sống sót của họ thú cổ Diatomyidae, được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm. Phát hiện này đã làm phong phú thêm danh mục thú Việt Nam với một loài mới và một họ mới (Diatomyidae).
Trước đó, vào năm 2005, các nhà khoa học cũng đã phát hiện một loài thú lạ ở khu bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào, có hình dáng giống chuột, và đã đặt tên cho nó là chuột đá Lào (Laonastes aenigmamus).
Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và kết luận rằng chuột đá Lào là loài duy nhất còn sống sót của họ thú cổ này, vốn đã được xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocen, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Cuối năm 2011, trong quá trình điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), các nhà khoa học đã thu thập được 4 mẫu vật của một loài thú lạ ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Sau khi phân tích và so sánh các đặc điểm hình thái bên ngoài, cùng với các số đo kích thước cơ thể và đặc điểm hình thái sọ của các mẫu vật, các nhà khoa học xác định loài chuột phát hiện tại xã Thượng Hóa chính là chuột đá Lào (Laonastes aenigmamus).
Phát hiện này đã bổ sung thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae) vào Danh mục thú Việt Nam. Loài chuột được phát hiện tại xã Thượng Hóa đã được đặt tên là "Chuột Trường Sơn" do nó chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn.
Ban đầu, các mẫu vật của loài chuột đá Lào được các nhà khoa học phát hiện khi người dân bày bán tại chợ huyện Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn. Người dân địa phương gọi loài chuột này là "Kha nượu".
Điều thú vị là loài chuột đá Lào được xem như một hiện tượng "hiệu ứng hồi sinh" (lazarus effect) của họ Diatomyidae. Hiệu ứng hồi sinh là hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch của sinh vật, mô tả sự tái xuất hiện của một bậc phân loại sau hàng triệu năm không có ghi nhận và được cho là đã tuyệt chủng. Sự xuất hiện của loài chuột đá Lào, đại diện sống cho họ Diatomyidae, vốn được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm, là một ví dụ điển hình cho hiện tượng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú.