Cách đây 9 năm, O Huyền (tên thật là Nguyễn Thái Huyền, SN 1988) từng vỡ nợ 2 lần, một lần năm 2014 và 2018.
Tổng số tiền nợ lên tới hàng tỷ đồng vì hàng chục container sầu riêng gặp sự cố . Tuổi 30 vỡ nợ 2 lần cách nhau vài năm, ấy thế mà, người phụ nữ với gương mặt tròn phúc hậu ấy đã đứng lên và thành công xây dựng thương hiệu HTN AGRIGREEN, đưa thương hiệu sầu riêng theo hướng hữu cơ tới khắp nơi.

Tuổi thơ cần mẫn, bén duyên cùng trái sầu riêng
O Huyền sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Tĩnh nắng gió, vùng đất khô cằn nơi bàn tay và khối óc làm nên tất cả. O Huyền ý thức ngay từ nhỏ, cần học giỏi, cần mẫn chịu khó để thành công cho bản thân và làm giàu cho quê hương. Những năm 90 - 95 bố mẹ chị vào Bình Phước làm kinh tế mới. Đến khi trở thành sinh viên, cuối tuần chị vẫn về nhà phụ bố mẹ làm rẫy. Đam mê với cây sầu riêng của chị cũng bắt đầu từ đó.
Hoàn thành xuất sắc 2 văn bằng Quản trị kinh doanh và Luật thương mại, O Huyền có công việc ổn định - phụ trách mảng kinh doanh cho một công ty xuất khẩu Trung Quốc với mức lương ổn định trên 1000$ mỗi tháng tại Sài Thành hoa lệ. Sau đó, chị được công ty cử về Bình Phước - quê hương của chị, phụ trách mảng thu mua cho tập đoàn. Dù được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao nhờ kiến thức chuyên sâu, phong thái chuyên nghiệp và sự nỗ lực trong công việc, sự nghiệp đang độ chín muồi, O Huyền quyết định dừng công việc, bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh . Việc kinh doanh được thuận lợi nhưng đến 2013 vì “ ngựa non háo đá” tạo ra những lần kinh doanh thất bại chị đã bị phá sản . Năm 2016, chị chập chững xây dựng lại từ đầu.

O Huyền chia sẻ: “Thất bại năm 24 tuổi khiến tôi lo lắng cho quyết định làm lại của mình. Trong quãng thời gian đó, tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn về hành trình của mình, và đã quyết định sẽ thực hiện dự định ấp ủ bao lâu nay: Ở nhà làm nông, phát triển cơ nghiệp ngay trên chính mảnh đất Bình Phước, với trái sầu riêng đi theo cùng tuổi ăn học.”
Chỉ một năm sau, O Huyền thành công xây dựng thương hiệu sầu riêng sạch dành cho thị trường nội địa , mở chuỗi cửa hàng ở Hà Nội. Bởi sự yếu kém trong khâu quản lí, năm 2018, chị vỡ nợ lần 2. Quyết tâm không chùn bước, sau những dằn vặt trăn trở, sau những cú sốc thì chị quyết tâm vấp ngã ở đâu, đứng dậy sửa sai tại đó. Việc đầu tiên là phải học, học để thấy mình cần những gì, học để thấy được sự yếu kém của bản thân.
“ nhiều người hỏi thất bại ở tuổi 25 30 có đáng sợ không? Không phải là sợ, mà chính xác là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Bây giờ mỗi lần nhớ lại vẫn còn rợn tóc gáy” O Huyền chia sẽ.
Kiên cường, mạnh mẽ nhìn về phía mặt trời
2 lần vỡ nợ cách nhau vài năm khiến chị suy sụp về cả tinh thần và kinh tế. Vốn liếng khó khăn, chị chỉ có thể vay mượn từ gia đình. Số vốn mượn lần 1 mới hòm hòm, lần vỡ vợ 2 như một đợt sóng nhấn chìm mọi sự cố gắng của chị. Với hàng chục container sầu gặp sự cố bị trả lại. Số nợ hàng tỷ đồng đổ xuống biển khi chị còn thanh toán các chi phí hợp đồng, trả tiền người dân, tiền vận chuyển, nhân sự,...
Lúc này mình ra đi 2 bàn tay trắng đúng nghĩa _ Chị xa xăm hồi nhớ lại. Quyết tâm ngã ở đâu đứng dậy sửa sai tại đó, chị quyết tâm phải thành công.

Nói là làm, về Sài Gòn vừa học, vừa bán sầu riêng mưu sinh, vừa khảo sát thị trường, vừa nuôi con, vừa trả nợ…
Cuối cùng chị chọn Đắk Lắk làm điểm dừng để xây dựng sự nghiệp . Với sự nhạy bén về thị trường , lại am hiểu pháp luật, chị quyết định xây dựng HTN AgriGreen theo đúng nghĩa. chị dành tâm huyết qua rẫy sầu riêng ở Thái Lan, Mã Lai,... Mỗi ngày, chị đi hàng trăm cây số từ nhà vườn này tới rẫy khác, tìm hiểu các loại giống, các phương thức canh tác, phân thuốc bvtv,... để rồi sau đó lựa chọn hướng đi bền vững: Tiên phong trồng sầu riêng hướng hữu cơ Việt.
Vợ chồng O Huyền là một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ. Thay vì sử dụng hóa chất và phụ gia hóa học để chăm bón và thúc đẩy sầu chín, anh chị tập trung vào việc tạo ra sản phẩm sầu riêng an toàn, chất lượng cao và đồng thời bảo vệ môi trường. Sầu riêng hữu cơ nhà O Huyền được trồng theo quy trình, không sử dụng hóa chất độc hại như, thuốc diệt cỏ hay phân bón hóa học. Thay vào đó là áp dụng các phương pháp vi sinh hữu cơ như sử dụng phân bón hữu cơ tự nhiên, phân bón hữu cơ và xây dựng một hệ sinh thái cân bằng trong vườn cây.
O Huyền chia sẻ: “Làm nông thời hiện tại không thể như ông cha xưa, như câu ông bà đúc kết "con trâu đi trước cái cày theo sau" . Làm nông hiện cần phải am hiểu thị trường, phải nắm bắt xu thế, nhu cầu thị hiếu thị trường thì mới thoát đc cái cảnh "được mùa mất giá".
Đồng thời, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn về cách nước bạn đã làm, để tìm hiểu rõ lợi thế của nông sản Việt, từ đó, am hiểu về nhu cầu sinh lí, nguyên lí của từng giống cây trồng, cho cây ăn đúng - đủ - đều , tránh cảnh bón phân thuốc vô điều kiện. Có đồng bộ khoa học như vậy, người nông dân mới tối ưu được chi phí, tối đa lợi nhuận và nâng tầm thương hiệu nông sản làm ra.”
Với kiến thức khoa học đã học, trải nghiệm nghiên cứu và thử nghiệm, chị Huyền hỗ trợ bà con tạo ra năng suất tăng trưởng vượt bậc, dự kiến thu về 30 - 35 tấn mỗi hecta sầu riêng. Giảm chi phí đầu tư hơn 30%, Nhờ đó, giúp bà con có thu nhập ổn định, được mùa được giá,, tồn dư thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đưa Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh thành có sản lượng và giá trị sầu riêng cao nhất cao cả.
Thông tin liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/huyenthai.nguyen