24h
Yeah1 News

Nhiều người trẻ vẫn phải xin tiền bố mẹ, chỉ tiêu 500k trong 2 tuần dù lương tháng 10 triệu?

Thứ sáu, 12/05/2023 | 17:25 (GMT+7)

Tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ vẫn phải loay hoay vì áp lực chi tiêu lớn. Họ vẫn phải phụ thuộc vào tiền trợ cấp của bố mẹ và thắt chặt chi tiêu. 

Cuộc sống tại các thành phố lớn dù hiện đại và hào nhoáng nhưng kéo theo đó là rất nhiều khoản chi tiêu lớn nhỏ. Có nhiều bạn trẻ với mức lương trên dưới 10 triệu đồng vẫn phải đau đầu khi đứng trước các khoản tiền phải chi ra mỗi tháng. Việc tự lập cùng với nhu cầu gia tăng chất lượng cuộc sống khiến cho khoản thu nhập ít ỏi nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu của họ .

Sau khi ra trường, nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu. Nhiều người vẫn phải nghĩ cách để làm sao cuối tháng vẫn đủ tiền sinh hoạt. Việc kiếm tiền thì khó, nhưng chỉ cần một bữa tụ tập đã tốn mất rất nhiều tiền. Vì vậy, việc tiêu tiền đúng cách lại càng khó hơn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

H.L. (25 tuổi) với mức lương 12 triệu đồng/tháng từ công việc công sở vẫn luôn phải tính toán khi chi tiêu. Thời điểm mới ra trường, cô nàng chỉ có thu nhập 6-7 triệu đồng, cao hơn thì 8-10 triệu đồng. Từ lúc nhận được lương 10 triệu thì cuộc sống L. ổn định hơn. 

Chia sẻ với Kênh 14, L. nói: “Có những tháng mình phải ăn mì tôm cả chục ngày, quần áo vài tháng mới dám mua vì yêu cầu công việc, đi bộ đi làm vì trong túi chẳng còn nổi 50k đổ xăng. Những khó khăn này mình đều giấu bố mẹ để họ bớt lo. Nghĩ lại khoảng thời gian đó mình thấy bản thân đã phải rất mạnh mẽ mới vượt qua được”. 

Nhớ lại quãng thời gian này, cô nàng cho hay: "Không phải sống quá tiết kiệm, mà chỉ đơn giản là mình không muốn vay nợ ai nên cố sống sót tới khi lãnh lương tháng tới.

Khi còn 500k mà phải chi tiêu ăn uống trong 2 tuần, mình đã phải tính toán kỹ càng để số ngày phải ăn mì tôm ít nhất. Mình mua sẵn 2kg gạo, 1kg miến để trữ tinh bột. Thêm đó là các loại rau củ như khoai lang, khoai tây,... Đây là những món ăn vừa dễ làm, vừa no bụng. Sau đó thì chia nhỏ tiền rồi mua thêm ít thịt, ít trứng. Xong xuôi chuyện ăn uống thì mình để lại ít tiền phòng trừ bất trắc gì. 2 tuần đó mình cũng đổi sang đi xe buýt để đỡ tốn xăng xe''.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cũng giống như H.L., M.L. (25 tuổi) cũng cảm thấy với mức lương 15 triệu đồng/tháng, việc chi trả cho phí sinh hoạt ở Hà Nội cũng khá khó khăn. Hiện tại, M.L. đang làm nhân viên Marketing cho một công ty về mảng Giáo dục. Gắn bó với công việc hiện tại đã 3 năm nhưng cô chỉ có 4 triệu trong tài khoản tiết kiệm. 

Cô vẫn còn khá ngại khi đã ra trường đi làm nhưng vẫn phụ thuộc vào bố mẹ. “Bố mẹ mình làm kinh doanh nhỏ lẻ dưới quê. Mình áy náy vì tầm tuổi này vẫn chưa phụ giúp nhiều cho gia đình mà còn làm họ lo lắng thêm. Tất nhiên mình cũng thường xuyên mua lại cho phụ huynh vài món đồ này kia, nhưng cảm giác phải nhận tiền từ cha mẹ khiến bản thân thấy khó chịu”, cô kể.

“Với lương 14 triệu, mình dành 3 triệu tiền nhà, 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền mua mỹ phẩm và quần áo, 700 ngàn tiền xăng xe, 1 triệu cho các chi phí khác. Số tiền còn lại mình thường tiêu cho sở thích cá nhân hoặc dùng để đi cafe, đi chơi… cùng bạn bè. Ngoài các khoản trên, mình còn để dành 2 triệu đồng/tháng để đầu tư mua đồ công nghệ phục vụ cho công việc.

Có tháng dư lắm thì để được vài triệu, nhưng có tháng tiêu sạch trong phút chốc. Giờ nói mình không để dành được đồng nào có lẽ cũng không nói quá”, cô tâm sự.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các bạn trẻ gặp tình trạng chưa cuối tháng đã hết tiền trở nên không còn xa lạ. Điều này là do họ vẫn chưa biết cách quản lý chi tiêu và giới hạn nhu cầu cá nhân. “Nếu thực sự chắt bóp chi tiêu, bản thân mình sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Nhưng hiện tại mình vẫn chưa làm được vì không muốn mức sống bị giảm xuống”, cô kể.

Vì vậy, người trẻ như M.L. và H.L. đã bắt đầu có ý thức quản lý chi tiêu. Đối với H.L., cô bắt đầu chia tiền lương hàng tháng theo từng khoảng như sau: 

 Ít nhất 30% tiền lương gửi về cho bố mẹ

 Ít nhất 20% tiền tiết kiệm mỗi tháng

10% cho chi phí sinh hoạt bắt buộc (thường là 1,3 triệu đồng)

Dưới 5% tiền học cho em

Ảnh: tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục