24h
Yeah1 News

Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga

Thứ tư, 03/02/2021 | 18:35 (GMT+7)

Kinh doanh hàng hiệu secondhand là mảnh đất khá màu mỡ mà nhiều người theo đuổi. Shop hàng hiệu của bà chủ Dương Thị Nga cũng là một trong những mô hình mà người có mong muốn kinh doanh có thể học hỏi theo vì tính hiệu quả.

Chị Dương Thị Nga vốn là Việt kiều nhiều năm sinh sống tại Mỹ và đã có kinh nghiệm kinh doanh trên các trang thương mại điện tử như Ebay, Amazon. Một ngày, chị Nga quyết định quay trở về Việt Nam khi nhận thấy xu hướng có một bộ phận không nhỏ người Việt mong muốn tìm mua các sản phẩm đồ hiệu đã qua sử dụng. Đánh giá được thị trường tiềm năng, vào năm 2013, chị bắt đầu mở shop đồ hiệu Dương Nga và phát triển thành rất nhiều các chi nhánh tại Hà Nội. Khi đã có một lượng khách trung thành nhất định thì vì lý do cá nhân, chị quay về Bắc Ninh và tập trung vào bán hàng online. Các sản phẩm shop kinh doanh chủ yếu là giày dép, túi xách, phụ kiện đến từ thương hiệu lớn như như Louis Vuitton, Gucci, Chanel, Hermes, Dolce & Gabbana….. có giá dao động từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu.

Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga - ảnh 1
Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga - ảnh 2
Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga - ảnh 3

Nói về hành trình kinh doanh, chị Nga gặp không ít khó khăn vì những ngày đầu quay trở về Việt Nam “lạ nước lạ cái”, khó trong việc tìm cửa hàng kinh doanh, xin cấp phép… Chị Nga cũng dành ra một vài lời khuyên cho những ai có niềm đam mê và manh nha kinh doanh lĩnh vực này: “Kinh doanh hàng hiệu secondhand đòi hỏi trước tiên bạn phải là người yêu thích các sản phẩm hàng hiệu, dành nhiều thời gian tìm hiểu về đặc điểm sản phẩm của các hãng thì khâu chọn lọc, định giá mới chính xác, ngoài ra một thứ quan trọng không thể thiếu đó là phải đủ tiềm lực tài chính vì có sản phẩm mình bán đến cả trăm triệu đồng.

Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm của từng thương hiệu

Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để bạn biết đó là hàng giả hay hàng thật. Bản thân mỗi người bán sẽ giống như một chuyên gia thẩm định bởi chỉ có khi nhập về là hàng chuẩn thì mới đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là chuẩn, mới tạo dựng được sự uy tín. Những nguyên tắc cơ bản người bán cần biết như chất da, logo, chất mạ, đường kim mũi chỉ, phải đánh giá khắt khe về ngoại hình một chiếc túi xem đã qua sửa chữa hay chưa hoặc có dấu hiệu gì bất thường, đảm bảo đó phải là hàng hiệu 100%. Việc này vừa là công đoạn lọc sản phẩm đầu vào đồng thời cũng là căn cứ để định giá cho sản phẩm, với hiện trạng hiện tại thì sẽ bán ra với giá bao nhiêu là hợp lý. Tại shop Dương Nga, các sản phẩm chị nhập về là hàng Mỹ, Pháp… được chính tay chị lựa chọn một cách kỹ lưỡng, các món đồ thường mới đến 97-98% và gần như không có dấu hiệu trầy xước.

Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng hiện nay

Điều này là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ở Việt Nam những thương hiệu phổ biến được người dùng biết đến nhiều phải kể đến như Louis Vuitton, Gucci, Chanel.. trong đó đồ LV và Chanel được nhiều người lựa chọn bởi sử dụng bền bỉ, hợp túi tiền, hợp khí hậu Việt Nam. Với Chanel, các mẫu túi kinh điển làm nên tên tuổi của thương hiệu cũng là một trong những món hàng được săn lùng nhiều nhất thay vì những sản phẩm được ra mắt theo mùa, xu hướng.

Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga - ảnh 4
Học hỏi mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand từ bà chủ đồ hiệu Dương Thị Nga - ảnh 5

Chuẩn bị tiềm lực về tài chính

Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm có chi phí từ vài triệu thì câu chuyện vốn không phải là một vấn đề đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người tập trung kinh doanh hàng hiệu cao cấp, chuyên nhập các sản phẩm có giá trị lớn thì phải sẵn sàng và chuẩn bị một nguồn tài chính đủ mạnh. Theo chị Nga, đây là một trong những vấn đề mỗi người bán cần đặc biệt lưu ý bởi thời điểm đầu kinh doanh, chị gần như chưa có bất cứ một thu nhập gì trong khi việc kinh doanh này đòi hỏi phải có một quá trình xây dựng sự uy tín. Những người sử dụng hàng hiệu đa phần họ là những người tiêu dùng thông minh, hiểu biết, để họ có thể bỏ qua cả trăm triệu đồng, chốt đơn một cách nhanh chóng thì người bán phải tạo niềm tin. Nhưng một khi đã có sự tin tưởng, họ sẵn sàng giới thiệu khách hàng mới cho bạn, chị Nga cũng cho biết gần như 90% khách hàng mới tìm đến chị là nhờ những khách hàng cũ đã trung thành với shop của chị rất nhiều năm.

Có thể nói, mô hình kinh doanh hàng hiệu secondhand ngày càng khởi sắc trong những năm trở lại đây. Trên thế giới, Gucci công bố hợp tác với The RealReal, trang thương mại điện tử chuyên kinh doanh hàng cao cấp đã qua sử dụng có hơn 17 triệu người dùng. Tại Việt Nam, đây cũng là phân khúc lĩnh vực có sự cạnh tranh cao. Xu hướng sống xanh, sống tối giản, tiết kiệm tài chính sau dịch Covid-19 cùng lối suy nghĩ “cũ người mới ta” giúp người Việt mạnh dạn sở hữu những món đồ hiệu đã qua sử dụng với mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều so với mua đồ mới.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: kinh doanh   Dương Thị Nga   secondhand  

Cùng chuyên mục