24h
Yeah1 News

Concert của Taylor Swift tạo ra cơn địa chấn lên đến 2,3 độ richter, phá một kỷ lục được thiết lập từ 12 năm trước

Thứ hai, 31/07/2023 | 16:50 (GMT+7)

Taylor Swift đã chứng tỏ được sức hút hàng đầu thế giới của mình qua những đêm diễn đúng nghĩa “cơn địa chấn” trong khuôn khổ Eras Tour.

Vừa qua, hai đêm diễn của Taylor Swift đã được tổ chức thành công tại Lumen Field, Seattle (Mỹ) với sự tham gia của hàng trăm nghìn khán giả từ khắp nơi đổ về. Người hâm mộ không chỉ cháy hết mình với nữ ca sĩ, mà còn cùng nhau tạo ra một cơn địa chấn theo đúng nghĩa.

Theo phân tích của nhà địa chấn học Jackie Caplan -Auerbach, trong hai đêm concert đó, khán giả đã đồng loạt nhảy múa liên tục theo những bài hát của Taylor Swift, khiến cho sân vận động xảy ra cơn đại chấn, tương đương với một trận động đất khoảng 2.3 độ richter. Truyền thông Mỹ cũng ưu ái gọi hiện tượng này là “Swift Quake”.

Hàng trăm nghìn khán giả cùng nhau 'quẩy' với những ca khúc của Taylor Swift khiến sân vận động xảy ra một cơn địa chấn 2.3 độ richter - Ảnh: Getty Images
Hàng trăm nghìn khán giả cùng nhau "quẩy" với những ca khúc của Taylor Swift khiến sân vận động xảy ra một cơn địa chấn 2.3 độ richter - Ảnh: Getty Images

Bên cạnh đó, một nhà địa chấn học tại Mạng lưới địa chấn Tây Bắc Thái Bình Dương là Mouse Reusch cũng chỉ ra rằng, thông qua những rung động mặt đất được dò từ sóng siêu âm, Bad Blood và Shake It Off là hai bài hát khiến khán giả nhún nhảy cùng nhau nhiều nhất.

Cơn địa chấn trong concert của giọng ca 1989 cũng đã phá kỷ lục của "Beast Quake" từ 12 năm về trước. Vào năm 2011, cũng tại sân vận động Lumen Field, một cơn động đất cũng xảy ra trong trận đấu bóng bầu dục Seahawks khi ấy. Hàng trăm nghìn cổ động viên đã dậm chân và la hét khiến mặt đất rung chuyển đến 2.0 độ richter.

Cơn địa chấn của Taylor Swift đã phá kỉ lục của Beast Quake vào 2011
Cơn địa chấn của Taylor Swift đã phá kỉ lục của Beast Quake vào 2011

Jackie Caplan-Auerbach đưa ra một số phân tích về hai sự kiện đình đám nói trên: “Swift Quake diễn ra lâu hơn và lớn hơn so với trận Beast Quake nếu xét về biên độ rung chuyển. Màn cổ vũ năm 2011 chỉ kéo dài trong khoảng 30 giây.

Nó xảy ra một cách ngẫu nhiên hơn so với một buổi hòa nhạc. Về buổi biểu diễn của Taylor Swift, tôi đã thu thập dữ liệu 10 giờ, trong đó âm nhạc, loa, nhịp điệu là những yếu tố tạo nên sự rung chuyển dưới mặt đất”.

Một số nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ rung chuyển mặt đất của hai sự kiện
Một số nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ rung chuyển mặt đất của hai sự kiện

Nếu so với Beast Quake năm nào, Swift Quake vẫn có sự chênh lệch hơn 0.3 độ richter, đủ để củng cố tầm ảnh hưởng của Taylor Swift trên bản đồ âm nhạc toàn thế giới. May mắn là, cơn địa chấn rung chuyển này không tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến Trái Đất, và những nghiên cứu trên cũng giúp các nhà khoa học hiểu thêm về động đất mà thôi.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục