Tết Dương lịch 2025 rơi vào ngày thứ giữa tuần nên người dân lao động sẽ không có thêm ngày nghỉ bù.
Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và nhận lương đầy đủ vào các ngày lễ, Tết sau đây:
Nghỉ 1 ngày vào Tết Dương lịch (ngày 1/1);
Nghỉ 5 ngày vào dịp Tết Âm lịch;
Nghỉ 1 ngày vào Ngày Chiến thắng (ngày 30/4);
Nghỉ 1 ngày vào Ngày Quốc tế lao động (ngày 1/5);
Nghỉ 2 ngày vào dịp Quốc khánh (ngày 2/9 và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);
Nghỉ 1 ngày vào Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch).
Trong năm 2025, ngày Tết Dương lịch (1/1/2025) rơi vào thứ Tư, do đó người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày và hưởng lương đầy đủ.
Theo Bộ Luật Lao động, Thủ tướng Chính phủ hằng năm sẽ quyết định lịch nghỉ Tết Nguyên đán và ngày lễ Quốc khánh dựa trên tình hình thực tế.
Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi thu thập ý kiến từ các bộ, ngành Trung ương, sẽ đưa ra đề xuất để Thủ tướng phê duyệt lịch nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh.
Hiện tại, theo quy định, người lao động được nghỉ 5 ngày cho Tết Nguyên đán và 2 ngày cho Quốc khánh.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lên 9 ngày. Cụ thể, lịch nghỉ chính thức bắt đầu từ thứ Hai, ngày 27/1/2025 (28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), kéo dài qua các ngày 29 tháng Chạp và mùng 1, 2, 3 Tết, kết thúc vào thứ Sáu, ngày 31/1/2025.
Trước đó, ngày thứ Bảy và Chủ nhật (25-26/1/2025) là hai ngày nghỉ cuối tuần, và sau kỳ nghỉ chính thức, người lao động tiếp tục được nghỉ thêm thứ Bảy và Chủ nhật (1-2/2/2025). Do đó, tổng cộng, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ từ thứ Bảy, 25/1/2025 (26 tháng Chạp) đến hết Chủ nhật, 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Để hoàn thiện phương án này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi công văn xin ý kiến từ các bộ, ngành. Các đơn vị như Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều đồng thuận với đề xuất này.