24h
Yeah1 News

Những ngôn ngữ khó nhất thế giới: Tiếng Việt chỉ đứng top 10, top 1 nghe tên đã "tiền đình"

Thứ sáu, 14/07/2023 | 11:06 (GMT+7)

Dù được cho là một trong những ngôn ngữ khó nhưng tiếng Việt cũng phải "chào thua" trước những ngôn ngữ dưới đây.

Thế giới rộng lớn có rất nhiều quốc gia và nhiều ngôn ngữ khác nhau. Việc ngôn ngữ phổ biến nhất và dễ học nhất là tiếng Anh thì có lẽ đã nhiều người biết. Nhưng sẽ ít ai biết đâu là ngôn ngữ khó nhất thế giới. Đặc biệt, tiếng Việt cũng được "điểm mặt gọi tên" trong danh sách này khiến nhiều netizen Việt thích thú.

10. Tiếng Việt

Tiếng Việt cũng nằm trong top những ngôn ngữ khó của thế giới.
Tiếng Việt cũng nằm trong top những ngôn ngữ khó của thế giới.

Có thể nói tiếng Việt cũng được phát triển dựa trên những chữ cái La tinh như a, b, c...song tiếng Việt có thêm dấu và các âm sắc giúp tiếng Việt vừa mang bản sắc riêng, vừa giàu đẹp về ý nghĩa lẫn thanh âm. Tuy nhiên đây cũng là một rào cản cho những người ngoại quốc muốn học tiếng Việt khi phải hiểu và thuộc các dấu câu, phát âm đúng vì tiếng Việt đôi khi chỉ cần phát âm sai 1 dấu cũng đã thành một từ với nghĩa hoàn toàn khác.

9. Tiếng Nga

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn sẽ mất ít nhất 3 năm để có thể nghe và nói thông thạo được tiếng Nga. Ngôn ngữ này yêu cầu rất cao, chỉ cần bạn nhấn trọng âm không đúng sẽ khiến nghĩa của từ trở nên khác hẳn. Vì thế nên khi học tiếng Nga, điều quan trọng là phải ghi nhớ và phát âm được nó.  

8. Iceland

Điều khó nhất khi học tiếng Iceland đến từ những từ cổ cùng loạt quy tắc ngữ pháp vô cùng phức tạp. Tiếng nước này phát âm rất nặng, đa số dựa vào nhân tố lịch sử chứ chẳng theo nguyên lí ngôn ngữ nào. Vì vậy mà nếu không phải bắt buộc, rất ít người lựa chọn học tiếng Iceland.

7. Thái Lan

Tiếng Thái là ngôn ngữ khó vì ký tự phức tạp.
Tiếng Thái là ngôn ngữ khó vì ký tự phức tạp.

Thái Lan nổi tiếng là đất nước có một ngôn ngữ có cách phát âm, khẩu hình miệng rất đặc biệt. Nét độc đáo của tiếng Thái đến từ âm sắc, cùng bảng chữ cái vô cùng phức tạp. Có một nửa ký tự trong tiếng Thái được mượn từ tiếng Bali, Phạn ngữ, Khmer cổ và khá khó để ghi nhớ những chữ cái phức tạp này.

6. Phần Lan

Đứng ở vị trí thứ 6 là Phần Lan. Tiếng Phần Lan được cho là rất khó học khi có cách phát âm, ngữ pháp phức tạp. Ở Phần Lan, người dân có thói quen dùng thành phần tân trang cho động từ, tính từ, đại từ, danh từ, thay đổi tùy vào thành phần câu. Ngữ pháp của họ thì gồm rất nhiều từ hợp thành hậu tố. 

5. Hàn Quốc

Tiếng Hàn đã trở nên ngày càng phổ biến nhờ sự thành công của làn sóng K-Pop cũng như những bộ phim Hàn. Nhiều người còn biết những câu nói phổ biến như Xin chào, Cảm ơn bằng tiếng Hàn. Nhưng thực chất, để học được chữ cái của ngôn ngữ này là khá khó. Trên thực tế, tiếng Hàn là ngôn ngữ độc lập, không liên kết với bất cứ ngôn ngữ gốc nào khác. Vì thế nó có cấu trúc, cách chia động từ khá phức tạp. Hàn Quốc còn sở hữu bộ kí tự, chữ viết, cách phát âm khác hoàn toàn hệ chữ Latinh. 

4. Hungary

Tiếng Hungary được xem là một trong 5 ngôn ngữ khó học nhất thế giới, đồng thời nằm trong số ít các ngôn ngữ độc lập, ít người biết đến. Tiếng Hungary dường như không liên quan bất kỳ hệ ngôn ngữ cơ bản nào, như Latin (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Italy). Nó thuộc nhóm ngôn ngữ Finno-Urgic (Phần Lan-Urgic ), trong đó các từ được hình thành một cách riêng biệt.

3. Nhật Bản

Cách người Nhật phát âm, nhấn nhá câu chữ đã đủ thấy nó khó học ra sao. Nhật Bản có hàng nghìn ký tự khác nhau, mỗi ký tự lại mang một nghĩa riêng. Chúng còn ghép lại với nhau, tạo nên một tầng ý nghĩ khác nữa. Trong tiếng Nhật có 4 dạng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana, Romaji.

2. Ả Rập

Tiếng Ả Rập cực kỳ khó học.
Tiếng Ả Rập cực kỳ khó học.

Tiếng Ả Rập được coi là một trong những ngôn ngữ khó nhất đối với những người sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Ả Rập đứng ở vị trí số 5 trong bảng yêu cầu trình độ. Ngôn ngữ này cần 88 tuần hoặc ít nhất 2200 giờ học. Tiếng Ả Rập chia sẻ cùng một độ khó với tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc.

1. Trung Quốc

Chữ viết Trung Quốc có hơn 80.000 ký tự. Để có thể biết đọc và viết, một người phải ghi nhớ khoảng 2.000 ký tự. Bạn thực sự phải ghi nhớ từng ký tự một bởi lời khuyên đọc to từng ký tự khi học ngoại ngữ không có tác dụng với tiếng Trung.

Không có nguyên tắc phát âm đằng sau ký tự Trung Quốc. Thay vào đó, phiên âm Pinyin - cách thức sử dụng chữ cái alphabet để thể hiện cách phát âm chữ Hán trở thành tiêu chuẩn mới, được sử dụng trong giáo dục để làm từ điển hoặc cho phép người Trung Quốc sử dụng máy tính.

Ảnh: tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục