Tình trạng hiện tại của ngôi chùa này khiến nhiều người cũng vui mừng sau thời gian dài bị cho là mắc "lời nguyền phá hoại".
Borobudur (nằm gần TP Yogyakarta, miền Trung đảo Java) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của. Gần đây, nhà báo Penny Watson của tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dừng lại để chiêm ngưỡng những tấm đá cổ và bảo tháp (gọi là stupa) hình chuông tuyệt đẹp cũng như những bức tượng Phật đang ngồi thiền định và đã đăng tải thông tin về ngôi chùa này.
Cấu trúc của ngôi chùa bao gồm nhiều tảng đá được xếp chồng lên nhau, tạo thành một tháp có 10 tầng. Từ trên cao, quần thể này có hình dạng giống như một biểu tượng lớn của Phật giáo Mạn-đà-la, với bảo tháp trên cùng có thể nhìn thấy từ các vùng nông thôn xung quanh.
Ngôi chùa được trang trí bằng 2.670 tấm phù điêu được chạm khắc trên đá, mô tả những hoạt động xã hội từ cách đây 1.200 năm. Đặc biệt, ba tầng trên cùng của chùa có ba bệ đá hình tròn, phẳng phiu và mịn màng, với 72 bảo tháp hình chuông (stupa) mỗi bảo tháp chứa một tượng Phật ngồi. Tuy nhiên, chỉ có 16 pho tượng trong số này vẫn giữ nguyên phần đầu chưa bị mất do trộm.
Đỉnh của ngôi chùa được gọi là "niết bàn" hoặc "trí tuệ tối cao", được trang trí bằng một bảo tháp lớn được cho là từng được làm bằng vàng. UNESCO đã liệt kê ngôi chùa này vào danh sách Di sản Thế giới từ năm 1991, và từ đó, nó đã trải qua nhiều lần trùng tu. Ngôi chùa này chứa hơn 500 tượng Phật, nhưng có khoảng 300 đầu tượng bị đánh cắp. Trong số này, có lẽ có 135 đầu tượng Phật vẫn được giấu kín trong các bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu.
Anh Din, hướng dẫn viên của nhà báo Penny, nói rằng anh rất vui với những thay đổi ở Borobudur kể từ khi chùa mở cửa trở lại vào tháng 3-2023. Anh kể rằng vào tháng 3-2020, thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện, UNESCO đã gây sức ép để chính quyền địa phương đóng cửa ngôi chùa do một loạt vấn đề, như phá hoại, vẽ bậy và kẹo cao su.
Theo thông tin từ chính phủ, việc ban hành các quy định mới nhằm mục đích bảo vệ ngôi chùa và "bảo tồn tài sản lịch sử và văn hóa" của quốc gia. Theo các quy định mới này, ngôi đền chỉ tiếp nhận tối đa 1.200 du khách mỗi ngày, với giới hạn 150 khách mỗi giờ và chỉ mở cửa trong 8 tiếng. Đồng thời, giá vé tham quan cũng đã được điều chỉnh từ 25 USD lên 90 USD đối với du khách quốc tế và khoảng 50 USD đối với du khách trong nước. Mọi du khách đến tham quan đều được cung cấp dép cói để mang và phải đi cùng với hướng dẫn viên là người bản địa.