24h
Yeah1 News

Một tỉnh thu ngân sách 50.000 tỷ/năm, sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên không có quận

Thứ sáu, 27/10/2023 | 14:47 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Ninh công bố Quy hoạch trong 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 7 thành phố nội ô mà không có quận.

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có thành phố Hạ Long là trung tâm và nằm ở phía đông bắc, giáp biển Đông ở phía đông. Quảng Ninh được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

Tổng diện tích của tỉnh Quảng Ninh khoảng trên 12.000 km2 với hơn 6.206,9 km2 đất liền. Dân số tỉnh Quảng Ninh theo thống kê của năm 2020 đạt 1,338 triệu người. Được biết, tỉnh Quảng Ninh là một trong 3 trung tâm có mức đô thị hóa cao nhất toàn quốc, từ 53,9% lên 66,65% trong giai đoạn 2010-2019.

Tỉnh Quảng Ninh hướng đến thành phố trực thuộc trung ương
Tỉnh Quảng Ninh hướng đến thành phố trực thuộc trung ương

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh Quảng Ninh ước tính đạt 10,28%, đứng thứ 4 tại Đồng bằng sông Hồng và xếp hạng 13 trong 63 tỉnh thành toàn quốc. Ngân sách năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh đạt 54.831 tỷ đồng. Chính vì vậy tỉnh Quảng Ninh thực hiện quy hoạch đô thị nhằm đáp ứng quy mô dân số, mở rộng không gian cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Quy hoạch Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Ninh sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương với 7 thành phố nội thành bao gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên và Vân Đồn. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức thành 3 vùng hoạt động kinh tế - xã hội lớn là (1) Vùng kinh tế tổng hợp phía Tây lấy trung tâm là TP. Hạ Long; (2) Vùng phát triển đột phá du lịch với trung tâm là TP. Vân Đồn; (3) Vùng kinh tế cửa khẩu với trung tâm là TP. Móng Cái.

Quảng Ninh quy hoạch 7 thành phố nội thành mà không có quận
Quảng Ninh quy hoạch 7 thành phố nội thành mà không có quận

Vùng kinh tế tổng hợp phía Tây của tỉnh Quảng Ninh tập trung vào một số đô thị lớn như thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên, Đông Triều. Vùng này có tổng dân số lớn nhất trong tỉnh, khoảng 1,9 triệu người, và diện tích 3.028 km2. Đây được xem là trung tâm đa ngành đa lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh, với các ngành kinh tế chính bao gồm du lịch, công nghiệp chế biến và sản xuất, công nghệ cao, cảng biển, và các nguồn năng lượng sạch khác.

Trong tỉnh Quảng Ninh, Cẩm Phả nổi bật với vai trò là khu vực công nghiệp chuyên về khai thác than đá và nhiệt điện. Ngoài ra, Cẩm Phả còn được xem như một thành phố đô thị điển hình trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi phát triển từ mô hình kinh tế dựa vào nguồn năng lượng hóa thạch (gọi là "nâu") sang mô hình kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường (gọi là "xanh").

TP. Vân Đồn sẽ hướng đến phát triển du lịch
TP. Vân Đồn sẽ hướng đến phát triển du lịch

Khu vực thứ hai, bao gồm Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên và Ba Chẽ, có diện tích khoảng 4.145 km2 và dân số ước tính khoảng 323,5 nghìn người. Đây được dự kiến sẽ trở thành một khu vực phát triển du lịch bền vững, cũng như tập trung vào công nghiệp sạch và công nghệ cao, logictics, nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong khu vực này, Vân Đồn sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển và mở rộng kết nối với các khu vực miền núi phía Bắc và khu vực biển đảo phía Nam.

Vùng kinh tế cửa khẩu ở tỉnh Quảng Ninh có trung tâm tại thành phố Móng Cái và các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, với tổng diện tích khoảng 2.671 km2 và dân số ước tính gần 420.000 người. Đây là một vùng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực cửa khẩu, đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng của Việt Nam nối liên với các nước Đông Bắc Á, như các quốc gia trong khu vực ASEAN. Vùng này được hỗ trợ bởi hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc và sở hữu các cảng biển quy mô lớn như cảng Hải Hà và cảng Vạn Ninh.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: thành phố   trung ương   ngân sách  

Cùng chuyên mục