Nhiều người thường vất vả để nhớ số căn cước công dân nhưng ít ai biết thực ra chúng có quy luật riêng của 12 con số đặc biệt trên căn cước công dân.
Căn cước công dân (CCCD) hiện tại là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng nhất. Số CCCD cũng trực tiếp liên quan đến hàng loạt những giấy tờ và những vấn đề khác trong cuộc sống như thẻ ngân hàng, hộ chiếu...
Tuy nhiên, việc chuyển đổi CMND 9 số sang CCCD 12 số đòi hỏi người dân phải ghi nhớ số CCCD mới. Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và phải vất vả học thuộc 12 con số quan trọng này. Tuy nhiên nếu hiểu rằng 12 con số này được sắp xếp theo một quy luật nhất định và có ý nghĩa riêng thì sẽ không cần phải quá vất vả để học thuộc.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân
6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên
Trong đó. mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trải dài từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dưới đây là chi tiết bảng mã của 63 tỉnh thành trên Việt Nam:



Mã giới tính
Mã giới tính được quy ước như sau:
+ Công dân sinh vào thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1
+ Công dân sinh vào thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3
+ Công dân sinh vào thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5
+ Công dân sinh vào thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7
+ Công dân sinh vào thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9
Mã năm sinh
2 số cuối năm sinh của công dân sẽ là mã năm sinh.
Như vậy, khi đã nắm được quy luật trên thì việc ghi nhớ số CCCD sẽ dễ dàng hơn, giúp bạn thuận lợi hơn khi làm những thủ tục liên quan đến giấy tờ này.
Ảnh: tổng hợp