24h
Yeah1 News

Bí ẩn triều đại ngắn nhất lịch sử Việt Nam, đọc tên ai nghe cũng hiểu lầm thay

Thứ sáu, 23/06/2023 | 18:01 (GMT+7)

Mặc dù có nhiều đóng góp cho kinh tế, văn hóa nhưng đây là triều đại ngắn nhất lịch sử Việt Nam. Đặc biệt cái tên khiến ai nghe xong cũng bật ngửa.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến của Việt Nam, có nhiều nhà nước được ghi nhận với thời gian kéo dài hàng trăm năm cùng nhiều đóng góp to lớn cho quốc gia. Tuy nhiên, có một triều đại được xem là tồn tại ngắn nhất lịch sử phong kiến với khoảng thời gian chỉ... 7 năm. Mặc dù vậy, triều đại này vẫn được khen ngợi nhờ nhiều chính sách cải cách về văn hóa, kinh tế, xã hội cho người dân.

Năm 1396-1398, đất nước ta rơi vào cảnh lâm nguy khi triều nhà Trần không thể dẹp yên mưu đồ xâm lăng của nhà Minh từ phương Bắc và sự lâm le của quân Chiêm Thành ở phương Nam. Giữa lúc tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Hồ Quý Ly (SN 1336) - một tướng sĩ dưới triều nhà Trần đến từ đất Thanh Hóa đã đề ra nhiều kế sách quan trọng để giúp đất nước thoát khỏi cảnh chiến tranh.

Hồ Quý Ly nổi tiếng là vị tướng được vua nhà Trần tin tưởng, trọng dụng, có công đàm phán tạm dẹp yên quân Minh và quân Chiêm Thành
Hồ Quý Ly nổi tiếng là vị tướng được vua nhà Trần tin tưởng, trọng dụng, có công đàm phán tạm dẹp yên quân Minh và quân Chiêm Thành

Được biết, Hồ Quý Ly cũng là nhân tài được vua Trần Nghệ Tông hết mực tin tưởng. Ông đã sử dụng chính sách ngoại giao mềm mỏng để đàm phán với nhà Minh và quân Chiêm Thành. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn chủ trương đứng lên dẹp phản loạn trong nước để an ủi đời sống người dân.

Hồ Quý Ly từng đề cử vua tôi nhà Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa. Ông cho tướng sĩ xây dựng cung Bảo Thanh (hay còn gọi là Ly Cung của nhà Hồ) trên một khu đất có diện tích rất rộng. Phía trước là tường thành kiên cố, phía sau là sự bảo bọc của dãy núi nằm bên sông Lèn.

Một góc chụp của thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng
Một góc chụp của thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng

Tài liệu ghi chép, cung Bảo Thanh của Hồ Quý Ly được xây dựng hoành tráng, kỳ công không thua gì một thành Thăng Long thu nhỏ. Đây trở thành dinh chống giặc và đàm luận việc binh biến của vua tôi nhà Trần.

Năm 1394, khi Trần Nghệ Tông qua đời, Hồ Quý Ly lập tức nắm giữ quyền lực trong tay. Năm 1400, ông phế bỏ cháu ngoại của vua Trần để tự đứng lên xưng đế. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho dời kinh đô mới về Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) và đổi tên nước thành nước Đại Ngu. Theo tiếng Hán, chữ "Ngu" mà Hồ Quý Ly sử dụng mang ý nghĩa "an vui, hòa bình".

Triều đại nhà Hồ hay nhà nước Đại Ngu do Hồ Quý Ly lập ra chỉ tồn tại khoảng 7 năm
Triều đại nhà Hồ hay nhà nước Đại Ngu do Hồ Quý Ly lập ra chỉ tồn tại khoảng 7 năm

Hồ Quý Ly cho xây dựng quân đội, cải cách nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục như ban hành chính sách hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, xem trọng Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở rộng nhiều trường học...

Sau này, ông giao quyền quản lý đất nước cho con là Hồ Hán Thương, bản thân quay về ngôi vị Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn nắm nhiều quyền lực. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt giữ. Từ đó, nhà Hồ hay nhà nước Đại Ngu diệt vong. Đây triều đại có thời hạn tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam khi chỉ kéo dài khoảng 7 năm. Đến thời điểm hiện tại, thành nhà Hồ vẫn được liệt vào một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của quốc gia và độc đáo tại Đông Nam Á, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục