Mới đây, truyền thông Hàn Quốc cho biết, cơ quan ngoại giao nước này đang hợp tác với Ủy ban về quyền tác giả Văn phòng Bắc Kinh (Trung Quốc) để ráo riết xử lý các vi phạm bản quyền liên quan tới các tác phẩm văn hóa thương mại trực tuyến.
Mới đây, trong 1 buổi thanh tra trực tuyến của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Trung Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh Jang Ha-sung cho biết, cơ quan này đã ghi nhận có ít nhất 60 website Trung Quốc đang phát tán bất hợp pháp bộ phim "Trò chơi con mực" (Squid game) của Hàn Quốc đang làm mưa làm gió trên toàn cầu gần đây.
Đại sứ Jang Ha-sung đã yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc ngăn chặn các hành động phi pháp này.
Được biết "Trò chơi con mực" là bộ phim bản quyền được chiếu trên Netflix, tuy nhiên, nền tảng này hiện đang không khả dụng tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, với vô vàn phương pháp khác nhau, người xem ở Trung Quốc trong thời gian này cũng đã thành công tải lậu Squid Game thông qua các dịch vụ đám mây như Baidu Wangpan, tải qua giao thức ngang hàng bằng BitTorrent hoặc xem ‘chui’ qua một số kênh nước ngoài.
Trên mạng xã hội Weibo, bình luận và hashtag #SquidGame đã lập kỷ lục gần 2 tỷ lượt xem vào hôm 7/10 và đã nằm trong Top 5 chủ đề tìm kiếm hot nhất trên Weibo từ tuần trước.
Số lượng người cắm máy để tải lậu Squid Game ở Trung Quốc đạt trung bình 30.000 kết nối mỗi ngày trong khoảng từ 18/9 đến 5/10. Đây hiện là series phim được tải lậu nhiều nhất ở Trung Quốc và một vài khu vực khác, theo thống kê của iknowwhatyoudownload.com.
Squid Game được gắn mác là một bộ phim sinh tồn có yếu tố bạo lực, do đó, sự phổ biến hiện nay của tự phim Hàn Quốc ở đất nước tỷ dân đang đi ngược lại các nỗ lực kiểm duyệt nội dung có yếu tố bạo lực của các cơ quan chức năng Trung Quốc trong thời gian này.
Được biết, gần đây nhất sau lệnh sàng lọc diện rộng các nội dụng văn hóa không phù hợp, Trung Quốc đã yêu cầu gỡ bỏ loạt phim siêu nhân nổi tiếng Ultraman Tiga của Nhật Bản vì lý do bạo lực sau khi Tổng cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc ban hành công văn đề nghị tẩy chay các sản phẩm bạo lực, chém giết, gợi dục dành cho thiếu nhi.
Trong những nỗ lực mới nhất nhằm bảo vệ bản quyền cho các nội dung văn hóa thương mại trực tuyến của đất nước, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã bắt tay hợp tác với Ủy ban về quyền tác giả Văn phòng Bắc Kinh (Trung Quốc) để tích cực đối phó với nạn vi phạm bản quyền tại Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nội dung vân hóa thương mai trực tuyến được mua bán bất hợp pháp.
Theo đài KBS (Hàn Quốc), Bộ Ngoại giao nước này sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc, ngăn chặn tối đa hành vi vi phạm bản quyền đối với các nội dung văn hóa "made in Korea" và tăng cường ứng phó kịp thời với bất kỳ vi phạm phát sinh.