24h
Yeah1 News

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống

Thứ bảy, 05/08/2023 | 19:29 (GMT+7)

Văn hóa truyền thống là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận, nhưng cũng giống như hoa hồng, nếu khéo léo tận dụng, tác phẩm sáng tạo sẽ trở nên độc đáo và truyền cảm hứng.

Ngược lại, nếu sử dụng không khéo sẽ dễ gây tranh cãi.
Vậy người trẻ cần làm như thế nào để có thể tiếp nối văn hóa truyền thống và lan tỏa tới cả một thế hệ đương thời hay xa hơn là các thế hệ kế nhiệm? Đó chính là những gì được hai họa sĩ trẻ Nam Chi và Thái Linh trò chuyện trong một podcast mới đây của VJ Thùy Minh với sự đồng hành của Galaxy Tab S9 Series, dòng tablet mới nhất của Samsung giúp người trẻ khơi dậy cảm hứng và bừng sáng tạo.

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống - ảnh 1

Phá cách nhưng phải dựa trên những giá trị nguyên bản Nam Chi và Thái Linh đại diện cho hai phong cách tiếp cận văn hóa truyền thống của người trẻ trong thời đại công nghệ. Nam Chi chọn đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi và khám phá những câu chuyện đằng sau, những thông điệp được cài cắm hay cả một thời kỳ lịch sử thông qua các dòng tranh như Hàng Trống, Kim Hoàng...Thái Linh đại diện cho trường phái phá cách, sáng tạo dựa trên sự cảm nhận cá nhân về những cảm hứng văn hóa truyền thống.

Chia sẻ góc nhìn của mình trong hội họa, Nam Chi cho biết: “Khi vẽ ra một bức tranh dân gian thì nó phải đúng. Có rất nhiều ý nghĩa hay đằng sau mỗi bức tranh. Đó chính là quan niệm về cuộc sống, những lời cầu chúc hay thậm chí là cả những lời răn dạy của cha ông. Những bức tranh khi đúng sẽ có thể truyền đạt lại cho lứa họa sĩ kế cận giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác.” Đối với chàng họa sĩ trẻ, những giá trị  nguyên bản chính là gốc rễ của tranh dân gian. Việc nghiên cứu chuyên sâu không chỉ để thỏa đam mê của mình mà còn gìn giữ những giá trị gốc để tạo nên nguồn cảm hứng cho những người trẻ sáng tạo.

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống - ảnh 2

Họa sĩ trẻ Nam Chi nổi tiếng với các tác phẩm tranh vẽ theo phong cách truyền thống.

Còn đối với Thái Linh, một họa sĩ trẻ đi theo trường phái phá cách, nguồn cảm hứng của anh đến từ những dư ảnh được lưu trong trí nhớ như ký ức, trải nghiệm hay cuộc sống thường nhật. “Khi ra ngoài mình thường phác thảo lên tablet hoặc nhớ trong đầu để lưu lại những cảm hứng mà mình tình cờ bắt gặp, đó có thể là từ sách, từ một bức tranh trên  đường hay các hình ảnh trong chùa, trong phủ. Từ đó, mình sắp xếp chúng lại với nhau và tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh", Thái Linh chia sẻ. Chính nhờ việc không bị ràng buộc bởi các quy chuẩn mà tái hiện lại thông qua cảm nhận, những tác phẩm của Thái Linh có màu sắc cá nhân cao nhưng vẫn gợi nhớ nét truyền thống.

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống - ảnh 3

Thái Linh nổi tiếng với các tác phẩm tranh số (digital art) lấy cảm hứng từ hội họa dân gian.

Hai trường phái tưởng chừng như đối nghịch nhưng đều có một điểm chung là hướng đến gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống không chỉ trong nước mà còn vươn xa quốc tế, trở thành niềm tự hào của người Việt trẻ. Trường phái phá cách đang tạo ra nhiều cách tiếp  cận mới với văn hóa truyền thống, song hướng đi nguyên bản lại giúp “neo lại” sự phá cách trong khuôn khổ để không đánh mất đi bản sắc.

Công nghệ là chìa khóa để đưa truyền thống và đời sống giới trẻ

Trong cuộc trò chuyện giữa Thùy Minh cùng hai bạn họa sĩ trẻ, nữ VJ có chia sẻ phải chăng chính vì nỗi sợ mất đi nên đã tạo ra cho chúng ta cảm giác muốn giữ. Quả thực, trong dòng chảy của văn hóa và hội nhập, nếu văn hóa truyền thống không được tiếp nối và bảo tồn, nó sẽ dễ dàng mất đi hoặc thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, “nếu không có tranh dân gian, mình sẽ chẳng biết mình là ai trong thế giới hội nhập cả”, Thái Linh chia sẻ khi được hỏi về việc liệu không có tranh dân gian có sao không. Nhìn rộng ra là cả câu chuyện của văn hóa truyền thống, những giá trị văn hóa truyền thống mang một bản sắc rất riêng tạo nên định vị của từng vùng miền, quốc gia, nếu mất đinh thì chắc chắn chúng ta sẽ trở nên trộn lẫn giữa thế giới rộng lớn. Từ đó cho thấy người trẻ đang nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn văn hóa truyền thống như thế nào.

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống - ảnh 4

Thái Linh khẳng định những yếu tố truyền thống chính là điều tạo nên vị thế của hội họa Việt Nam khi so sánh với bạn bè quốc tế.

Nhưng để đưa văn hóa truyền thống tới gần hơn với người trẻ, sự giúp sức của công nghệ sẽ mang đến những bước tiến nhanh hơn. Nhìn riêng vào câu chuyện của hội họa cũng có thể thấy, công nghệ đang thay đổi và thậm chí là “tái định hình” cách người trẻ thưởng thức các tác phẩm. Từ nhìn ngắm tĩnh, giờ đây công nghệ đã giúp con người đưa chuyển động và âm thanh vào để tạo nên motion graphic hay thậm chí là còn có thể cầm, nắm và cảm nhận được thông qua công nghệ in 3D. Bằng cách đa dạng hóa hình thức trải nghiệm,  những giá trị văn hóa truyền thống sẽ dễ dàng tiếp cận với người trẻ hơn, tạo nên nguồn cảm hứng và khuyến khích họ tìm về nguyên bản của văn hóa truyền thống.

Bản thân công nghệ cũng đang tạo điều kiện để người trẻ đam mê tranh dân gian có thể dễ dàng nghiên cứu, tìm tòi hay sáng tạo. Như Thái Linh với câu chuyện của mình, anh có thể nhanh chóng lưu lại những nguồn cảm hứng bằng các phác thảo lại trên tablet hay Nam Chi sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian tìm mua các chất liệu vẽ.

Công nghệ là “hồng có gai” người trẻ dùng để sáng tạo từ văn hóa truyền thống - ảnh 5

Các sản phẩm công nghệ như tablet đang giúp họa sĩ rút ngắn thời gian sáng tạo, tạo ra những hình thức trải nghiệm văn hóa truyền thống mới.

Như vậy, công nghệ lúc này có vẻ như đang là một bông hồng ngập tràn hương sắc với những lợi ích đáng kể trong công cuộc gìn giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống. Và khi người trẻ, đặc biệt là những ai chọn theo đuổi con đường sáng tạo dựa trên cảm hứng truyền thống, sẽ được trang bị một bộ giáp vô hiệu “gai hoa hồng” nếu họ có sự am hiểu và nắm những yếu tố cốt lõi, những giá trị gốc trong văn hóa dân gian.

Galaxy Tab S9 Series, máy tính bảng thế hệ mới của Samsung đồng hành cùng người trẻ “khơi cảm hứng, bừng sáng tạo" và lan tỏa văn hóa truyền thống bằng công nghệ. Tìm hiểu thêm tại đây.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục