24h
Yeah1 News

Cách xử lý đúng khi điện thoại bị dính nước, không phải dùng máy sấy hay bỏ vào thùng gạo

Thứ bảy, 16/09/2023 | 11:07 (GMT+7)

Khi điện thoại bị ướt, bạn không nên dùng máy sấy hay bỏ điện thoại vào thùng gạo mà nên xử lý theo cách này.

Hiện nay, điện thoại là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với mọi người. Họ luôn mang theo điện thoại bên người, kể cả lúc đi vệ sinh. Chính vì vậy mà bị bị rơi hay làm ướt điện thoại là điều không thể tránh khỏi. 

Khi điện thoại bị dính nước, mọi người thường nghĩ ngay đến việc dùng máy sấy để sấy khô hoặc nhúng ngay vào thùng gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, hai cách này chưa chắc đã hiệu quả. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1: Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước

Ngay khi phát hiện điện thoại bị rơi xuống nước, việc đầu tiên bạn cần làm là lấy chúng ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Khi lấy điện thoại ra, bạn cố gắng hướng các cổng kết nối gồm cổng sạc, cổng tai nghe… xuống phía dưới để nước bên trong có thể thoát ra ngoài, tránh tình trạng nước chảy ngược vào trong máy.

Khi điện thoại bị dính nước cần nhanh chóng lấy chúng ra ngay (Ảnh minh hoạ)
Khi điện thoại bị dính nước cần nhanh chóng lấy chúng ra ngay (Ảnh minh hoạ)

Bước 2: Tắt nguồn điện thoại

Sau khi lấy điện thoại ra khỏi nước, nhiều người cố gắng bật máy và cắm sạc để xem máy còn hoạt động hay không. Tuy nhiên, đây lại là việc làm hoàn toàn sai lầm. Ngay khi lấy điện thoại ra khỏi nước, bạn hãy tắt nguồn ngay lập tức. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nước chảy vào trong bo mạch làm chạm hoặc đứt nguồn điện.

Tắt nguồn điện thoại giúp hạn chế được tình trạng nước chảy vào trong bo mạch (Ảnh minh hoạ)
Tắt nguồn điện thoại giúp hạn chế được tình trạng nước chảy vào trong bo mạch (Ảnh minh hoạ)

Bước 3: Lau khô điện thoại ở bên ngoài

Sau khi đã tắt nguồn điện thoại, bạn sử dụng một chiếc khăn khô lau bên ngoài vỏ. Bên cạnh đó, bạn dùng thêm tăm bông để thấm nước ở các cổng kết nối như cổng sạc, cổng tai nghe….

Bạn dùng một chiếc khăn khô để lau bên ngoài điện thoại (Ảnh minh hoạ)
Bạn dùng một chiếc khăn khô để lau bên ngoài điện thoại (Ảnh minh hoạ)
Tăm bông được sử dụng để lau sạch nước ở các cổng kết nối (Ảnh minh hoạ)
Tăm bông được sử dụng để lau sạch nước ở các cổng kết nối (Ảnh minh hoạ)

Bước 4: Làm khô điện thoại

Cuối cùng, bạn tiến hành làm khô điện thoại. Bạn có thể cho máy vào trong một chiếc thùng có chứa các gói hút ẩm. Những gói hút ẩm này sẽ từ từ hút hết nước trong điện thoại ra. 

Bạn tuyệt đối không nên cho điện thoại đang ướt vào trong thùng gạo để hút ẩm. Bởi lẽ mặc dù gạo có khả năng hút nước nhưng nó không đủ mạnh để có thể hút hết nước trong điện thoại ra. Bên cạnh đó, khi cho điện thoại vào trong thùng gạo, bột gạo, hạt gạo có thể lọt vào trong các cổng kết nối gây ảnh hưởng đến điện thoại. Lúc này, điện thoại không những không được làm khô hoàn toàn mà bạn còn phải xử lý thêm các vấn đề phát sinh khác.

Trong trường hợp dù đã cho điện thoại vào thùng chứa các gói hút ẩm mà vẫn không hút được hết nước, bạn hãy nhanh chóng mang chúng đến thợ để kiểm tra và xử lý kịp thời. 

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục