Căn cước công dân là các giấy tờ nhân thân quan trọng của mỗi người dân, trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin: Họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng,…Đặc biệt, hiện nay người dân đã chuyển sang sử dụng CCCD gắn chip, so với CMND và CCCD mã vạch thì CCCD gắn chip chứa đựng được nhiều thông tin hơn qua việc quét mã QR và chip điện tử gắn trên thẻ. Điều này đã vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật, lừa đảo lấy thông tin, ảnh chụp và thực hiện các giao dịch vay tiền trên app nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
Để tránh khỏi những hệ lụy và thủ đoạn lừa đảo tinh vi của kẻ xấu, mới đây Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu đến người dân Infographic hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân thật và giả. Dưới đây là một số mẹo để kiểm tra, phân biệt đâu là CCCD gắn chip thật và đâu là giả. Vừa đơn giản, hiệu quả cũng cao.
Theo quy định, các nội dung, chi tiết, kí tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả cho dù thủ đoạn tinh vi thế nào. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Xử phạt hành chính hành vi làm giả CCCD, sử dụng CCCD giả?
Theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.
Do đó, nếu như bạn phát hiện cá nhân, tổ chức có biểu hiện, dấu hiệu làm giả, sử dụng thẻ CCCD giả hoặc mua bán thẻ CCCD cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.