Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hay còn được gọi với cái tên khác là Tết Giết sâu bọ thường diễn ra vào ngày (5/5 âm lịch) hằng năm. Nói một cách đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Vào ngày này, các gia đình thường có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen... để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Tại một số địa phương, nhất là khu vực phía Bắc người dân thường dùng hoa quả đặc biệt là quả mận, loại quả chua phổ biến trong mùa này để giết sâu bọ.
Dù nghe nhiều về Tết Đoan Ngọ nhưng ít ai biết khung giờ cúng cho lễ ngày. Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 khung giờ đẹp để cúng Tết Đoan Ngọ. Riêng năm 2023, ngày 5/5 âm lịch Tết Đoan Ngọ nhằm vào Thứ 5 (22/6 dương lịch) tức ngày Tân Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão.
Các chuyên phong thủy tiết lộ, trong ngày này có các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ như sau:
- Giờ đẹp nhất là giờ Giáp Ngọ từ 11h đến 13h
- Sớm hơn có giờ Nhâm Thìn từ 7h đến 9h
- Muộn hơn có giờ Ất Mùi từ 13h đến 15h
- Cuối cùng trong ngày là giờ Mậu Tuất từ 19h đến 21h.
Bên cạnh đó, mâm lễ Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị gồm: hương, hoa, nước; các loại hoa quả: mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối. Có thể thêm bánh tro (bánh gio) và chè hạt sen. Rượu nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này, người ta cho rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.
Ảnh: Tổng hợp