Ở vùng đại ngàn Trường Sơn có rất nhiều dân tộc sinh sống, bao gồm: dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi, Pa Kô…Trong đó, dân tộc Pa Kô và dân tộc Vân Kiều là đông nhất. Những người dân vùng dân tộc này thường sinh sống ở huyện A Lưới, Hướng Hóa, Đakrông.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ của H.Quảng Ninh và lịch sử Đảng bộ H.Quảng Ninh và lịch sử Đảng bộ H.Lệ Thủy (Quảng Bình)”, vào năm 1946, khi chuẩn bị diễn ra kỳ tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tổ điều tra cử tri ở huyện Lệ Thủy cho biết người Vân Kiều nơi đây chỉ có tên mà không có họ. Để thuận tiện cho việc bầu cử, cán bộ trong tổ điều tra đề xuất lấy họ của Bác Hồ ghi vào trước tên đồng bào Vân Kiều. Ý kiến này nhanh chóng được hưởng ứng.
Tuy nhiên, trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)” lại viết rằng, dưới chân núi Coc Tăng, các già làng đã tụ họp cùng nhau làm lễ đâm trâu, cắt máu thề rằng: Người Vân Kiều, Pa Kô mãi mãi đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Các già làng thống nhất với nhau rằng sẽ lấy họ của Bác để làm họ chung cho người Vân Kiều, Pa Kô.
Còn về việc người đồng bào ở đây mang họ Bác thì phải kể rằng, vào ngày 16/61957, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Quảng Bình, gặp các đại biểu dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Họ xin phép Bác để được mang họ “Hồ” và được Bác đồng ý.
Đến tháng 6/2022, Quảng Bình đã tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ vào thăm Quảng Bình. Thời điểm đó, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ rằng: “65 năm qua, đồng bào Vân Kiều ở Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung đã đổi thay rất nhiều khi mang họ Bác, học theo tấm gương của Bác”.
Về nguồn gốc ra đời của người Vân Kiều, truyền thuyết của người đồng bào nơi đây kể lại rằng, khi trái đất còn hoang sơ, lạnh lẽo, chưa có gì thì trên trời bỗng rơi xuống một khúc gỗ và một con giun khổng lồ. Sau này con giun ăn khúc gỗ đến mục, đất mới hình thành. Sở dĩ mặt đất bây giờ không bằng phẳng mà nhấp nhô đồi núi xen sông ngòi là vì con giun ăn không đều.
Đến một ngày, trên trời lại rơi xuống một quả bầu. Từ trong đó rất nhiều người bước ra, họ mang những hình hài khác biệt, chia nhau đi về các hướng. Đặc biệt, một đôi trai gái đã nên duyên vợ chồng. Chàng trai sau này đi về phía biển, cô gái ở lại vùng núi rừng. Con của cặp trai gái đã sinh ra người Vân Kiều ngày nay. Thế nên dân tộc này quan niệm rằng, người Vân Kiều dù ở đâu đi nữa cũng đều được sinh ra và lớn lên từ một quả bầu, là anh em ruột thịt với nhau.