Trong bối cảnh hội nhập, sự góp mặt của trái cây ngoại đã làm cho thị trường nông sản Việt phong phú hơn. Người tiêu dùng cũng có thêm sự lựa chọn đa dạng cho thực đơn hàng ngày.
Giữa lúc vào mùa, liệu trái cây Việt có đủ khả năng để cạnh tranh cùng sản phẩm ngoại nhập ngay trên “sân nhà” mình? Các thương hiệu trong nước sẽ làm gì để vừa đẩy mạnh doanh số trái cây ngoại nhập vừa “giải cứu” nông sản Việt Nam?
Nông sản Việt cạnh tranh cùng hàng ngoại nhập ngay trên “sân nhà”
Từ khi hàng loạt các hiệp định tự do thương mại có hiệu lực, các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu nhanh chóng thâm nhập sâu vào thị trường nước ta. Các sản phẩm này được quảng bá một cách bài bản, trưng bày dày đặc với mẫu mã hấp dẫn, chương trình marketing thu hút, kèm với độ là lợi thế cạnh tranh đó đến từ các thương hiệu nổi tiếng,...
Trong khi đó mặc dù đang trên đà xuất khẩu tăng trưởng tốt, nhưng nông sản Việt Nam lại tỏ ra yếu thế. Hàng ngoại nhập vẫn chiếm ưu thế nhất định bất chấp sự cạnh tranh này đang diễn ra ngay trên “sân khách”, các vấn đề về giá thành hay thị trường, chúng hoàn toàn khó “đánh bật” được đối thủ.
Nguyên nhân xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
- Người dùng tâm lý “sính ngoại”, chuộng khám phá những sản phẩm mới lạ, chưa từng thử qua.
- Chất lượng trái cây Việt không rõ ràng, tiêu chuẩn còn mông lung, không có kiểm nghiệm chặt chẽ.
- Ngoài ra, đa số trái cây Việt cũng có hình thức không đẹp mắt tại thị trường trong nước (hàng đẹp được xuất khẩu đi nước ngoài).
- Những nhà cung cấp trái cây nhập khẩu có chiến lược, lộ trình quảng bá rõ ràng, lôi cuốn và rầm rộ.
- Chưa kể, sản phẩm nhập khẩu cũng có tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nên được lòng người dùng hơn.
- Đặc biệt, trái cây ngoại không bao giờ hạ thấp giá trị của mình. Đôi lúc nông sản Việt còn được bày bán la liệt thành đống trên vỉa hè với giá “chào hàng” cực kỳ thấp.
- Việc được bán giá thấp, hình thức không đẹp mắt khiến trái cây Việt mất điểm trầm trọng trong lòng người tiêu dùng.
Táo Envy News là một điển hình về việc hàng ngoại tiến sâu, áp đảo nông sản Việt
Đặc biệt hơn nữa, Envy vừa chính thức hợp tác cùng Fuji Fruit - Hệ thống cửa hàng Hoa quả sạch hàng đầu tại Việt Nam. Sự kiện hợp tác này cho thấy thương hiệu trái cây ngoại nhập có tư duy quảng bá tốt hơn nông sản Việt.
Được thu hoạch vào đầu tháng 4 hàng năm, ngay lập tức táo Envy New được bảo quản bằng quy trình khép kín. Vì vậy, mặc dù phải mất một khoảng thời gian mới cập bến thị trường Việt, nhưng táo Envy News vẫn cực kỳ độ tươi và giữ được độ giòn tuyệt đối.
Tại Fuji Fruit, táo Envy chứng minh được mức độ cao cấp cũng như chất lượng bền vững của nó. Người tiêu dùng Việt cũng ưa chuộng táo Envy hơn vì Fuji Fruit triển khai nhiều chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn.
Chính vì vậy tuy giá có nhỉnh hơn so với trái cây Việt, nhưng người tiêu dùng nội địa vẫn chuộng mua táo Envy hơn. Chưa kể, xu hướng thị trường hiện nay là ăn sạch, sống xanh, chất lượng, an toàn đặt lên hàng đầu.
Fuji Fruit cam kết tất cả các mặt hàng táo Envy được trưng bày tại cửa hàng của hệ thống đều được kiểm nghiệm chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch. Đảm bảo chất lượng cao, thơm ngon, giòn ngọt và đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Các chuỗi thương hiệu lớn trong nước chung tay “nhập cuộc” nâng tầm nông sản Việt
Hiện nay bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho sản phẩm hoa quả, trái cây nhập khẩu, các thương hiệu lớn, các chuỗi siêu thị nổi tiếng trong nước cũng mong muốn áp dụng tư duy hiệu quả này cho nông sản Việt Nam.
Theo đó, thương hiệu hoa quả sẽ tiến hành các chính sách bán hàng không lợi nhuận, ưu đãi khách hàng nhiều khi mua nông sản Việt lúc vào mùa. Ngoài ra, việc trưng bày lên kệ cũng bắt mắt, sang trọng hơn, thu hút người tiêu dùng chú ý, lựa chọn.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam từng phát biểu rằng, song song với việc các thị trường nước ngoài mở cửa cho trái cây Việt được xuất chính ngạch thì tại thị trường nội địa, chúng ta bắt buộc cũng phải mở cửa tương tự như vậy.
Quan trọng hơn hết, nông sản Việt nhất định phải chú trọng vào chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch, an toàn. Đặc biệt không được lơi khâu tuyên truyền, quảng bá. Mọi chiến lược cần hướng đến mục đích làm sao để người tiêu dùng trong nước hiểu được tầm quan trọng của trái cây Việt Nam, dần dần có niềm tin sâu sắc vào việc tiêu thụ trái cây Việt.
Hy vọng rằng trong tương lai nhờ sự chung tay “nhập cuộc” của hàng loạt thương hiệu lớn, trái cây Việt có thể được nâng tầm giá trị mạnh mẽ hơn, sánh ngang với các loại trái cây ngoại nhập trên cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế.
Link fanpage: https://www.facebook.com/hethonghoaquasachfuji?mibextid=LQQJ4d