Cải cách tiền lương là một trong những chính sách quan trọng được người lao động quan tâm và chờ đón nhất trong thời gian tới đây. Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có những khoản tiền nào tăng lên, hãy cùng tìm hiểu.
1. Tăng lương của cán bộ, công chức viên chức
Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12. Khi điều chỉnh tiền lương mới này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng theo ((so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).
Mức lương khởi điểm trung bình cho đối tượng là công chức, viên chức cũng sẽ tăng với hệ số lương mới là 2,68. Công chức, viên chức có trình độ đại học, mức lương khởi điểm trước đây với hệ số 2,34 là hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn .
Tóm lại, từ 1/7, tiền lương trung bình của công chức, viên chắc tăng lên khoảng 30%. Mức tăng từng cá nhân phụ thuộc vào năng lực và vị trí việc làm.
2. Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH
Khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu và trợ cấp BHXH cũng tăng theo. Từ 1/7, điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH, các khoản trợ cấp hàng tháng, trợ cấp người có công... cùng 1 số chính sách an sinh xã hội khác liên kết với mức lương cơ sở.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Đào Ngọc Dung kiến nghị mức lương hưu cần tăng tối thiểu là 15%, trong khi trước đó BHXH Việt Nam đã đề xuất mức tăng lương hưu là 8%. Tuy nhiên, chốt mức tăng cụ thể là bao nhiêu thì phải chờ quyết định từ Chính Phủ.
3. Tăng lương tối thiểu vùng 6%
Hội đồng tiền lương quốc gia thông qua mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2024 ở mức 6%. Mức lương này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024.
Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 giải thích về mức lương tối thiểu như sau: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và không được thấp hơn mức lương quy định như trên.
Như đã đề cập ở trên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6% từ 1/7/2024 dẫn đến mức lương các vùng sẽ tăng cụ thể như sau:
Vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng);
Vùng II tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);
Vùng III tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);
Vùng IV tăng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng với 6% cụ thể như sau:
Vùng I là 23.800 đồng/giờ.
Vùng II lên 21.200 đồng/giờ;
Vùng III là 18.600 đồng/giờ;
Vùng IV là 16.600 đồng/giờ.