Mỗi khi nhắc đến những người ngoại tình hoặc người bị phản bội trong tình yêu, mọi người thường dùng nhiều nhất đến cụm từ “cắm sừng”, “mọc sừng” mà không hiểu lý do vì sao. Họ chỉ nghĩ rằng, có lẽ đây chỉ là cách nói vui của mọi người. Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Đại học quốc gia Hà Nội), từ “mọc sừng” đã xuất hiện từ xa xưa, những năm Pháp thuộc. Người xưa dùng cách nói này để chế giễu những người đàn ông bị vợ phản bội.
Bên cạnh cách gọi “mọc sừng” thì khi người đàn ông bị vợ phản bội còn được gọi là “Cocu ” hay CouCou” - một từ trong tiếng Pháp dùng để chỉ loài chim coucou.
Tương truyền rằng, chim coucou không biết làm tổ nên chuyên đi đẻ nhờ vào tổ của những loài chim khác. Chuyện này cũng tương tự như một người đàn ông có vợ ngoại tình, bị phản bội và tìm đến những người đàn ông khác.
Ngoài cách giải thích trên thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc “bị cắm sừng” còn có liên quan đến hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin . Đây là một vị vua có lối sống truỵ lạc đồng thời có nhiều biện pháp dã man để tra tấn người khác. Nếu một người phụ nữ nào đó bị vị hoàng đế này để ý thì chồng của họ sẽ ngay lập tức bị tống vào tù. Bên cạnh đó, để đánh dấu người phụ nữ đã bị để ý, Andromic I còn để thủ cấp của các loài động vật có sừng với ý nghĩa ám chỉ rằng người chồng của họ đã “bị cắm sừng”. Chính điều này càng xoáy sâu thêm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh của gia đình họ.
Đặc biệt, trong văn học thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, từ “mọc sừng” còn được dùng để chỉ những người chồng ngu ngốc, khờ khạo có vợ ngoại tình, lén lút quan hệ bất chính ở sau lưng mà không hề hay biết.
Đến nay, người Việt lại dùng từ “mọc sừng” để chỉ những người bị người yêu, vợ hoặc chồng phản bội. Từ này được dùng chung cho cả nam và nữ. Bởi theo quan niệm của dân gian, những con vật có sừng ví dụ như trâu, bò…thường có trí tuệ kém, khờ khạo giống như những người bị người khác “qua mặt”, phản bội trong các mối quan hệ tình cảm.