Nằm giữa Đại Tây Dương, khoảng giữa Nam Mỹ và Nam Phi, Tristan da Cunha là hòn đảo xa xôi nhất có người ở trên trái đất, một tiền đồn nhỏ của loài người ở rìa thế giới. Sở dĩ Tristan da Cunha được cho là hòn đảo xa xôi nhất trái đất vì có vị trí cực kỳ biệt lập trên biển, cách xa bất kỳ khối đất liền lớn nào, cụ thể là cách châu Phi 2.816 km và cách Nam Mỹ 3.360 km.
Tristan da Cunha có khu định cư duy nhất trong lãnh thổ, Edinburgh of the Seven Seas - được đặt tên theo chuyến thăm của Hoàng tử Alfred, Công tước xứ Edinburgh vào năm 1867. Chụp từ trên cao, hòn đảo hình chóp nón, tàn tích của núi lửa. Năm 1961, một vụ phun trào núi lửa gần như đã chấm dứt sự sống trên đảo, buộc mọi người phải di tản đến Vương quốc Anh trong 2 năm
Nhưng là chốn sinh sống của nhiều loại động vật hoang dã khiến nơi đây trở thành địa điểm bảo tồn quan trọng
Có khoảng 80 đến 90 gia đình, dân số trên đảo có nguồn gốc từ một số ít người định cư đầu tiên từ Anh, Mỹ và Hà Lan, tạo nên một cộng đồng gắn bó chặt chẽ, có mối liên hệ gần gũi với nhau, nơi hầu như mọi người đều có mối quan hệ họ hàng
Họ xây dựng cộng đồng của mình với những ngôi nhà theo phong cách truyền thống của Anh. Ngày nay, khu định cư được phục hồi trông rất giống với ngôi làng ban đầu trước khi phun trào - nhỏ gọn, chắc chắn