Ấn Độ như

Ấn Độ như "vỡ trận", người dân khốn đốn rơi vào "địa ngục Covid-19" đầy khói lửa

Có lẽ Ấn Độ đang phải oằn mình gánh chịu một trận bão Covid-19 đầy hung hãn và tàn bạo hơn khi những ngày qua họ đối mặt với tình trạng thiếu hụt giường bệnh, các thiết bị y tế và bình oxy… một cách trầm trọng.
Ấn Độ như 'vỡ trận', người dân khốn đốn rơi vào 'địa ngục Covid-19' đầy khói lửa - ảnh 1

Vốn là một quốc gia đói khổ trăm bề nhưng nay cuộc càn quét của dịch bệnh đã biến đất nước này chẳng khác gì là một “địa ngục trần gian”. Những ngày qua, cuộc “săn lùng” bình oxy y tế và những tiếng khóc than, la hét, cầu cứu từ người nhà bệnh nhân trên đường phố vì người thân nhiễm Covid-19 “chết gục” trong khi chờ được điều trị đã tạo nên sự ám ảnh kinh hoàng khó có thể quên.

Nhớ lại hình ảnh hàng chục chiếc xe cấp cứu, các phương tiện giao thông nối đuôi, chen chúc trên từng con đường, ngõ phố để tìm tia hy vọng cứu sống nhau giữa một cơn giông đầy nước mắt. Trong những chiếc xe này, có không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh hấp hối kèm theo sự tuyệt vọng đau đớn bao trùm tâm trí trước lời từ chối từ bệnh viện. Có cái khổ nào hơn cái khổ như thế, Ấn Độ chỉ trong nháy mắt trở thành quốc gia lập kỷ lục toàn cầu về số ca nhiễm mà chủ yếu do một biến thể SARS‑CoV‑2 mới gây nên. Theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Ấn Độ trong vòng 24 giờ qua là 354.531 người, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên hơn 17,3 triệu. Số trường hợp tử vong vì dịch đã lên tới 195.116 người, tăng 2.806 ca so với một ngày trước đó (cập nhật theo số liệu ngày 26/4/2021).

Những con số tuy không biết nói nhưng đã biến Ấn Độ thành một “bãi chiến trường” đầy rẫy thương đau và bệnh tật. Mẹ khóc chồng, con khóc cha, người già trẻ nhỏ đều chỉ biết nằm lăn lóc chờ đợi một cơ hội được cứu giúp, thoát khỏi sự hủy diệt tàn khốc của dịch bệnh hoành hành. Ấy thế mà, đến khi cần giúp đỡ thì chẳng còn một cơ hội, họ phải chạy đôn chạy đáo đi “gõ cửa” từng bệnh viện, trong khi gần như chắc chắn họ là những người cần được các chuyên gia chữa trị. 

Ấn Độ như

Bệnh nhân và người thân tuyệt vọng khi không thể tiếp cận chăm sóc y tế cần thiết. Nhiều người phải đăng tải lên mạng xã hội cầu xin sự giúp đỡ về thuốc men và thông tin cơ sở y tế còn giường bệnh trống. Tuy nhiên, các bệnh viện ở thủ đô New Delhi đã quá tải, nhiều người còn phải nằm ghép giường nhưng họ vẫn rất kiên cường và chấp nhận, bởi đã vào được bệnh viện đã là một “đặc ân” của bệnh nhân nhiễm nCoV .

Ấn Độ như 'vỡ trận', người dân khốn đốn rơi vào 'địa ngục Covid-19' đầy khói lửa - ảnh 2

Nền y tế của Ấn Độ đang gặp không ít khó khăn và dường như đây chính là một trong những giai đoạn khủng hoảng nhất lịch sử. Điều này thể hiện rõ nhất qua các nghĩa địa và lò hỏa táng quá tải cũng như loạt hình ảnh bệnh nhân chết trên đường vì thiếu oxy. Số lượng thi thể tới tấp được đưa đến đã khiến các lò hỏa táng phải bỏ qua các thủ tục và nghi lễ dành cho các tín đồ Hindu. Tồi tệ hơn khi các lò thiêu vì vận hành hết công sức nên nhiều bộ phận kim loại bị nóng chảy hay ống khói nứt đôi đổ sập sau khi hoạt động suốt 20 tiếng trong 14 ngày liên tiếp.

Trong khi đó, các khu chôn cất ở thủ đô New Delhi đều hết chỗ, các giàn hỏa táng ở nhiều thành phố chẳng khác nào giống như những ngọn đuốc sống cháy liên tục không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Xót xa hơn số lượng ngày một quá tải, mọi thứ như vỡ trận khi số lượng người chết vì nhiễm bệnh tăng cao. Nhưng đến khi mất, người chết cũng không thể ra đi thanh thản vì phải chờ đợi mòn mỏi mới được làm lễ hỏa táng. Chỉ cần ở đâu có đất trống thì tự khắc nơi đấy sẽ trở thành bãi thiêu tập kết, cứ cách nhau vài mét sẽ là một thi thể và cảnh tượng ấy cứ lặp qua từng ngày khiến quốc gia bị bao trùm trong lửa đỏ, khói trắng và mùi thịt cháy khét, hôi thối đầy kinh sợ.

Ấn Độ như

Ngoài ra, những gia đình ở khu dân cư cao cấp, họ tỏ ra kỳ thị những người sống cạnh lò hỏa táng khiến cho một số người mất đi công việc làm người giúp việc. Cái đói, cái nghèo nay càng trở nên trầm trọng và khó khăn. Nhưng điều chẳng là mấy khi nếu để những hình ảnh xác người chồng chất như rơm như rạ đầy rẫy khắp đường hay những cảnh tượng thiêu đốt, cháy rực trời ngay trước mắt trẻ nhỏ thì cho dù có lớn lên, những kí ức đau thương ấy vẫn sẽ hằn sâu trong suy nghĩ và tinh thần các em.

Ấn Độ như 'vỡ trận', người dân khốn đốn rơi vào 'địa ngục Covid-19' đầy khói lửa - ảnh 3

Người dân Ấn Độ vốn đã có cuộc sống rất khó khăn thì nay lại còn phải vật lộn với dịch bệnh và sự đợi chờ đến tràn nước mắt. Kể từ khi làn sóng Covid-19 thứ hai bất ngờ ập đến khiến Ấn Độ khốn đốn, nhiều bệnh viện đã báo động về tình trạng cạn kiệt oxy y tế, khiến nhiều gia đình phải chạy vạy khắp nơi và thậm chí là tìm đến chợ đen để có được thứ họ cần. Những gì đang diễn ra ở Ấn Độ hiện nay là một thất bại nặng nề đối với một quốc gia, khi mà Thủ tướng Narendra Modi mới tuyên bố chiến thắng đại dịch thế kỷ hồi tháng 1, và tự hào là "hiệu thuốc của thế giới", nhà sản xuất vắc-xin toàn cầu và được coi như hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác trong phòng chống Covid-19.  

Nhưng rồi bên trong những tiếng hô hào đáng ngưỡng mộ đó là một thảm họa và kéo theo hàng loạt tấn bi kịch xảy ra trên một đất nước đông dân. Có rất nhiều người khi người thân nhiễm bệnh, họ đã chạy vạy cầu cứu khắp nơi. Thế rồi, tất cả mọi thứ như đều quay lưng, không một ai giúp đỡ khiến họ rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Những người mắc bệnh đó cứ thế, cứ nằm lăn lóc giữa vệ đường trong trạng thái vật vã, thôi thóp ấy suốt một khoảng thời gian dài đến khi ngất lịm và nằm im mãi mãi. 

Sức tàn lực kiệt, một số người đã bất tỉnh, trong khi những người bệnh còn tỉnh táo phải cúi gập người, cố hết sức để lấy hơi. Gia đình của các bệnh nhân như đang cố gắng giành lấy sự sống từng chút ít, bởi họ không muốn mất mát thêm bất cứ người thân nào vì dịch bệnh. Nhưng rồi càng nỗ lực chiến đấu, thì cảm giác bị bỏ rơi trong càng trở nên mãnh liệt. Vì hiện tại họ không được trợ giúp, không có "vũ khí" để chiến đấu từ bất kỳ ai.

Ấn Độ như

Trong cái khó, cái nghèo mới thấy sự kiên cường chịu đựng và đấu tranh quyết liệt cũng như tinh thần tương thân tương ái của người dân Ấn Độ. Những tưởng sự “vỡ trận” chính là dấu chấm hết cho những bệnh nhân mắc Covid-19. Nhưng đâu đó lại có nhiều tấm lòng cao đẹp, họ sẵn sàng mang những bình oxy có được để san sẻ cho những người đang cần. Nhờ vậy mà nhiều trường hợp gần như đã rơi vào trạng thái bất tỉnh nhưng chỉ ít lâu sau khi được thở oxy họ đã quay về sự sống dù rất yếu và chẳng thể nào chắc chắn được bao lâu. 

Ấn Độ như 'vỡ trận', người dân khốn đốn rơi vào 'địa ngục Covid-19' đầy khói lửa - ảnh 4
Ấn Độ như 'vỡ trận', người dân khốn đốn rơi vào 'địa ngục Covid-19' đầy khói lửa - ảnh 5

Đáng lẽ ra ngay từ đầu, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm và đưa lên hàng đầu thì Ấn Độ sẽ không đi đến kết cục đau lòng như thế. Ngoài ra, việc thiếu oxy trầm trọng là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh viện Ấn Độ vỡ trận, không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân. Nguồn cung oxy cũng là vấn đề tranh cãi gay gắt giữa các chính quyền địa phương, khi bang nào cũng muốn đảm bảo lượng oxy của mình trước tiên. Hơn nữa, một thực trạng đáng lo ngại khác của Ấn Độ là hệ thống y tế công cộng hạn chế. Các bệnh viện công thường quá tải, còn bệnh viện tư lại quá sức chi trả đối với nhiều người. 

Ngoài diện tích quá rộng lớn, Ấn Độ còn phải đối mặt với thách thức khác là mật độ dân số cao với 420 người/km2, so với 148 người/km2 ở Trung Quốc. Các thành phố Ấn Độ thường có nhiều nhà ổ chuột và khu nhà của người thu nhập thấp với điều kiện sống khó khăn. Không những thế, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng cách đây không lâu nhiều người dân vẫn tụ tập đông đảo để vận động tranh cử thậm chí họ còn không đeo khẩu trang. Còn ở Kumbh Mela, lễ hội hành hương kéo dài một tháng ròng đã thu hút hàng triệu người đến một thị trấn nhỏ nằm ven sông Hằng. Chính những điều đó, cho dù có bất chấp quy mô và cách thức tiêm chủng của Ấn Độ có tốt đến đâu, dường như đã quá trễ để nước này thay đổi tình hình.

Ấn Độ như

Vắc-xin cùng lắm chỉ là một giải pháp dài hạn cho đại dịch và để có thể kiểm soát được chắc hẳn phải đòi hỏi các nhà lãnh đạo Ấn Độ đưa ra những đề xuất khả quan cũng như có hành động dứt khoát, nhanh nhẹn để đẩy lùi hiểm họa về sau. Một trong những biện pháp ổn nhất ở thời điểm hiện tại là tuyên truyền thông tin rõ ràng đến người dân, yêu cầu họ phải áp dụng các biện pháp ngăn dịch nghiêm túc và hạn chế ra đường, đến nơi công cộng. Tất nhiên, thay đổi trong hành động cũng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm dẫn đến thảm kịch hôm nay, nhưng nếu không làm thì ngọn lửa hỏa táng sẽ tiếp tục rực cháy mãi trên khắp đất nước Ấn Độ.

Tổng hợp