Những năm qua, giáo dục Việt Nam đang không ngừng phát triển và đầu tư để có chất lượng ngày càng tốt hơn, đào tạo ra thế hệ trí thức trẻ phục vụ cho đất nước và sự phát triển của nhân loại nói chung. Nhờ những nỗ lực không ngừng, nền giáo dục nước nhà đã có vị trí nhất định trong khu vực và mới đây còn lọt top những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.
Cụ thể, theo dữ liệu tại Ngân hàng Thế giới, xét về điểm học tập thì học sinh tại Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực là Thái Lan và Malaysia. Thậm chí còn vượt qua học sinh tại Anh và Canada, một vài nước phát triển và có nền kinh tế lớn hiện tại - đây là 1 điều rất đáng ghi nhận. Điểm số học tập tốt này phân bổ đều giữa các học sinh và sự chênh lệch giữa các vùng là không quá lớn.
The Economist nhận định rằng thiên hướng học tập của một đứa trẻ là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nhân tố tác động lớn nhất bắt nguồn từ gia đình và môi trường mà các em lớn lên. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để giải thích thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam. Một trong những bí mật tạo nên sự khác biệt vượt trội này nằm ở ngay chính các lớp học: Trẻ em học nhiều hơn ở trường, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Lý giải cho điều này, nghiên cứu của các chuyên gia tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu tại Washington cho thấy Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đi ngược lại xu hướng chất lượng giáo dục suy giảm, nền giáo dục Việt Nam được đánh giá là có kỹ năng quản lý hiệu quả trong giảng dạy. Họ tạo ra được sân chơi cho các học sinh thoải mái sáng tạo và nghiên cứu, giúp tạo nên sự thích thú cho các học sinh đối với những môn học.
Mặt khác, tỷ lệ cạnh tranh của các học sinh Việt Nam ngày càng cao nên thúc đẩy ý thức tự học của học sinh. Các em luôn biết tự phấn đấu để không thua bạn bè cũng như có thể hoàn thiện được những ước mơ trong tương lại, từ đó tạo nên thành tích học tập tốt hơn bằng động lực cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng.
Ảnh: tổng hợp