Vận chuyển ở Tây Nguyên (tờ 1000 đồng)
Đây được xem là hình ảnh vừa có nét văn hóa vừa phản ánh khía cạnh lao động bởi voi là hình ảnh tiêu biểu trong tín ngưỡng văn hóa của Tây Nguyên, vì vậy hình ảnh voi kéo gỗ đã được đưa lên tờ tiền 1.000 đồng. Đây là một phương thức vận chuyển phổ biến tại Tây Nguyên ở thế kỷ XX, đồng thời thể hiện được sự gắn bó của người dân vùng cao với thiên nhiên và động vật.
Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)
Nhà máy dệt Nam Định từng được xem là nhà máy lớn nhất Đông Dương, thể hiện được tinh thần đoàn kết, ý chí kiến cường, bất khuất. Không những giỏi đánh giặc mà còn tăng gia sản xuất, là hậu phương vững mạnh để tiếp tế cho bộ đội Việt Minh. Đồng thời đây cũng là nơi sản xuất các loại vải nổi tiếng của Việt Nam.
Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
Tờ 5.000 đồng cũng là mệnh giá vô cùng phổ biến. Nhiều người biết rằng tờ tiền này in hình một nhà máy thủy điện nhưng có lẽ sẽ không biết chính xác nơi này là ở đâu. Mặt sau của tờ tiền 5.000 đồng là hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An. Nhà máy này được Liên Xô đầu tư và xây dựng từ những năm 1984 và hoạt động năm 1991, đặt tại Hồ Trị An, Đồng Nai. Nhà máy thủy điện Trị An là một trong những nhà máy lớn nhất, cung cấp khoảng 1,7 tỉ KWh hàng năm cho cả nước.
Mỏ dầu Bạch Hồ (tờ 10.000 đồng)
Hình ảnh in trên tờ 10.000 đồng chính mỏ dầu Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long đặt tại Bà Rịa Vũng Tàu. Đây cũng là 1 trong những mỏ đặc biệt trên thế giới có trữ lượng cực lớn, trên 500 triệu tấn trữ lượng dầu khí tại chỗ.
Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
Nhiều người vẫn cho rằng địa danh trên tờ 20.000 đồng là dễ nhận biết nhất - chính là Chùa Cầu. Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII bởi người Hoa gốc Minh, nằm trên cây cầu bắc qua con sông Hoài. Thế nhưng ít ai biết Chùa Cầu còn là biểu tượng cho sự giao thoa văn hoá giữa người Việt Nam, Hoa, Nhật Bản và các nước phương Tây, đặc biệt còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Nghênh Lương Đình và Phu Văn Lầu (tờ 50.000 đồng)
Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Tuy nhiên ít ai biết một sự thật thú vị nữa về 2 địa danh này. Đó là Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Trong khi đó, Phu Văn Lâu được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Ảnh: tổng hợp