Giáo sư Lưu Lệ Hằng (sinh năm 1963 tại Sài Gòn) cho đến nay vẫn là niềm tự hào khôn nguôi của người Việt. Khi nhờ bà mà một cái tên tiếng Việt lại được đặt cho một tiểu hành tinh. Được biết, giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đoạt Giải thưởng Kavli trong lĩnh vực Vật lý thiên văn, bà đã góp phần phát hiện 31 tiểu hành tinh.
Tên tuổi của nữ giáo sư vang danh thế giới khi bà phát hiện ra Vành đai Kuiper - một vùng chứa hàng trăm triệu vật thể bằng băng có dạng bánh vòng làm thay đổi quan niệm của giới thiên văn về lịch sử của hệ Mặt Trời.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng sang mỹ định cư từ năm 1975. Bà có niềm đam mê vật lý và đã theo học rất nhiều trường đại học nổi tiếng về vật lý. Sau đó, bà chuyển hướng theo đuổi ngành thiên văn học. Năm 1992, khi phân tích những hình ảnh mà kính thiên văn chụp được, nữ giáo sư vỡ òa hạnh phúc khi phát hiện ra thiên thể trong vành đai Kuiper.
Nhờ khám phá của giáo sư Lưu Lệ Hằng mà sự tồn tại của Vành đai Kuiper đã không còn bị nghi ngờ nữa. Để ghi nhận công lao của bà, Hiệp hội thiên văn Mỹ đã đặt tên bà cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Sau đó bà sang Hà Lan để dạy tại Đại học Leiden và chuyển sang làm chuyên gia kỹ thuật của Phòng thí nghiệm Lincoln thuộc Viện Công nghệ Massachusetts.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng sau khi nổi tiếng khắp năm châu cũng từng trở về Việt Nam. Bà còn gửi lời động viên đến những người trẻ có đam mê khoa học. Nữ giáp sư tâm sự: "Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức và phớt lờ thái độ kỳ thị hay coi thường của một số người. Nếu cứ nghĩ tới sự kỳ thị của người khác, bạn sẽ không thể thành công”.
Ảnh: Tồng hợp