Hình thức vay vốn thế chấp bằng sổ đỏ, sổ hồng là khách hàng sử dụng chính sổ đỏ của chính mình để làm tài sản thế chấp với ngân hàng nhằm vay vốn phục vụ nhu cầu sử dụng tài chính của mình. Được biết, sổ đỏ là mẫu chứng nhận quyền sở hữu đất và các loại tài sản trên mặt đất khác là mẫu cũ trước năm 2012. Và bây giờ người ta gọi là sổ hồng dành cho khách hàng đăng ký quyền sở hữu đất sau năm 2012. Cả hai loại sổ quyền sở hữu đất này đều có giá trị pháp lý có thể vay vốn tại bất kỳ đơn vị cho vay vốn nào.
Vay thế chấp sổ đỏ sổ hồng tính đến thời điểm hiện tại, hình thức này khá phổ biến và được nhiều người vay tin dùng. Bởi khoản tiền mà ngân hàng giải ngân cho hình thức vay này khá là cao. Chính vì vậy, mà hạn mức cho vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng tại các ngân hàng tối đa được bao nhiêu tiền là vấn đề mà khách hàng thường thắc mắc khi có nhu cầu vay vốn.
Theo quyết định số 217/QĐ – NH1 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng như sau:
Theo Điều 12, mức tiền cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh:
- Ngân hàng căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh đã được định giá để xác định số tiền cho vay. Số tiền cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và tài sản bảo lãnh đã được xác định và ghi trên hợp đồng.
- Riêng tài sản dùng để cầm cố là vàng, đá quý, sổ tiết kiệm thì mức cho vay tối đa có thể bằng 80% giá trị tài sản cầm cố. Mức cho vay cụ thể đối với từng loại tài sản do Tổ chức tín dụng hướng dẫn.
Như vậy, theo quy định của các ngân hàng, số tiền cho vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào định giá tài sản thế chấp của khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đối với các gói vay thông thường, khách hàng có thể được vay tối đa lên đến 70% giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, sổ hồng hoặc tài sản khác). Một số ngân hàng thậm chí còn hỗ trợ vay đến 80-90% giá trị tài sản đảm bảo.
Khách hàng có thể sử dụng tài sản được hình thành từ khoản vay để thế chấp như: mua nhà, mua căn hộ hoặc thế chấp luôn sổ đỏ của căn nhà hay căn hộ đó. Đối với những trường hợp này thường được nhiều ngân hàng hỗ trợ vay đến 100% nhu cầu vay vốn thế chấp. Hiện nay, mọi ngân hàng trực thuộc nhà nước hay tư nhân đều cho phép khách hàng vay thế chấp bằng sổ đỏ. Tuy nhiên, mức lãi suất và thời gian cho vay lại không giống nhau. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thực hiện giao dịch này.
Ví dụ: Anh A. có sổ đỏ ở Hà Nội với diện tích 30m2. Anh muốn vay ngân hàng B khoảng 600 triệu trong vòng 10 năm với mục đích để xây nhà mới. Ngân hàng dựa trên hạn mức, xác định cho anh A. vay với tỷ lệ 50-70% dựa theo chính sách của ngân hàng B.
Nếu ngân hàng định giá tài sản của anh A. có trị giá từ 600 triệu trở lên, ngân hàng sẽ cho vay 50-70% tức khoảng 300-420 triệu đồng. Như vậy, nếu tính số tiền phải trả cả gốc và lãi hàng tháng với lãi suất 10% 1 năm thì anh A. sẽ phải thanh toán:
- Tháng đầu: 9980000 VNĐ
- Tổng số tiền lãi phải trả: 301,290,000 VNĐ
- Tổng số tiền gốc và lãi: 901,290,000 VNĐ
=> Số tiền gốc phải trả hàng tháng là: 5,000,000
=> Số tiền lãi phải trả hàng tháng là: 4,980,000 VNĐ
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng là bao nhiêu?
Theo đó, lãi suất vay thế chấp ngân hàng được tính dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm
- Lãi suất thị trường: Đây là mức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước công bố và có ảnh hưởng lớn đến mức lãi suất vay của các ngân hàng.
- Thời hạn vay: Thời hạn vay càng dài thì lãi suất sẽ cao hơn.
- Mức độ rủi ro của khoản vay: Ngân hàng sẽ đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay bằng cách xem xét giá trị tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Điều kiện tài chính cá nhân: Nếu khách hàng có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt, thì lãi suất vay có thể thấp hơn so với khách hàng có thu nhập không ổn định hoặc lịch sử tín dụng không tốt.
Điều kiện vay tiền thế chấp sổ đỏ, sổ hồng
Tương tự như mọi hình thức vay vốn khác, để tiến hành thực hiện vay tiền thế chấp sổ đỏ, sổ hồng đòi hỏi mỗi người vay cần phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản như sau:
1. Khách hàng vay là cá nhân/hộ gia đình là công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
2. Có đầy đủ CMND/CCCD, sổ hộ khẩu hoặc KT3 tại ngay địa chỉ có tài sản thế chấp. Có thời gian làm việc thường xuyên ngay tỉnh/thành phố nơi có phòng giao dịch/chi nhánh của ngân hàng.
3. Người vay đảm bảo không nằm trong list nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nào trong vòng 05 năm liên tiếp.
4. Về mặt tài sản thế chấp là giấy tờ đất phải có đầy đủ giá trị pháp lý theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
5. Mức thu nhập hằng tháng phải ổn định và thường xuyên với mức lương cơ bản từ 4,5 triệu đồng trở lên.
6. Nhu cầu vay vốn phải hợp pháp: kinh doanh, mua nhà, mua xe, xây dựng phát triển những dự án đầu tư, … Đồng thời, đảm bảo đưa ra phương án thanh toán phù hợp nhất.