Mỗi khi năm cũ kết thúc, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các thần linh về trời, nơi họ có cuộc họp với Ngọc Hoàng để báo cáo về những sự kiện diễn ra dưới hạ giới trong năm vừa qua. Lễ cúng thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Trong ngày này, các gia đình chuẩn bị đủ loại vật phẩm như hương, hoa, và cá chép để cúng dường các vị thần. Tuy nhiên, một vấn đề nhiều gia đình băn khoăn là nên cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp?.
Theo truyền thống xưa kia, lễ cúng Táo quân được thực hiện ngay tại bếp, nơi mà các vị thần này cư ngụ và quan sát gia đình mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà không có bàn thờ trong bếp nên lựa chọn cúng ở bàn thờ thần linh, gia tiền để tiện lợi và trang trọng hơn.
Trên thực tế, điều quan trọng nhất khi làm lễ cúng ông Công ông Táo không phải vị trí mà là lòng thành. Dù đặt mâm cúng ở đâu thì gia chủ cũng phải đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị cẩn thận, trang nghiêm, bày biện một cách gọn gàng, sạch sẽ. Một không gian đủ tĩnh lặng và thanh tịnh sẽ phù hợp với việc thờ cúng cũng như tạo điều kiện để năng lượng tốt lan tỏa, giúp hút tài lộc vào nhà.
Nếu căn bếp của gia đình nhỏ hẹp và không đủ sạch sẽ thì việc bài trí mâm cúng ở đây sẽ gây ra sự bất tiện và không đáp ứng được yêu cầu trang nghiêm. Trong trường hợp này, gia chủ có thể lựa chọn bày mâm cúng ở bàn thờ chính. Những gia đình có bàn thờ nhỏ đặt trong bếp hoặc có khu vực bếp rộng rãi, thông thoáng, sạch sẽ thì có thể đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đây. Tùy theo quan niệm và điều kiện mà gia đình có thể lựa chọn cách thức cúng Táo quân cho phù hợp.
Lưu ý khi đốt vàng mã ông Công ông Táo
Trong lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ dâng cúng bộ vàng mã gồm mũ, trang phục, hài. Khi đi mua đồ cúng, nhiều chủ tiệm vàng mã có thể bán kèm một bộ trang phục của Quan Hành khiển (thường được mọi người gọi là bộ thần linh) trong bộ ông Công ông Táo.
Theo quan niệm dân gian, người ta tin rằng hằng năm, 12 vị Hành khiển sẽ luân phiên nhau xuống trần gian để trông coi mọi việc. Vào đêm giao thừa, Quan Hành khiển sẽ đi thị sát trần gian, làm lễ bàn giao công việc với Quan Hành khiển cũ. Do đó, bộ trang phục của Quan Hành khiển sẽ được sử dụng trong lễ cúng đêm Giao thừa. Vì vậy, khi mua vàng mã cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần chú ý để tránh cúng và hóa vàng nhầm cả bộ mã thần linh. Vì vậy, khi mua vàng mã cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần chú ý để tránh cúng và hóa vàng nhầm cả bộ mã thần linh.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.