Theo đó, học sinh cả nước sẽ tựu trường trước 1 tuần so với ngày khai giảng, riêng học sinh lớp 1 sẽ tựu trường trước 2 tuần. Điều này giúp cho các học sinh đầu cấp làm quen với năm học cũng như ổn định đầu năm học. Hiện tại các địa phương đang nước rút tuyển sinh đầu cấp.
Vào ngày 5/9 tức là ngày thứ 3, học sinh cả nước sẽ tổ chức khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Cũng theo khung kế hoạch, các địa phương sẽ tổ chức kết thúc học kỳ 1 trước ngày 15/1/2024 và hoàn thành chương trình giảng dạy học kỳ 2 trước ngày 25/5/2024. Năm học 2023 - 2024 sẽ kết thúc trước ngày 31/5/2024.
Lịch xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch thời gian năm học cho học sinh trên địa bàn quản lý sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của địa phương.
Các địa phương có thể tựu trường sớm hơn kế hoạch của Bộ nhưng không được quá 15 ngày để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương báo cáo chi tiết về tình hình chuẩn bị năm học cũng như tình hình tổ chức khai giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 10/9, sơ kết học kỳ I trước ngày 31/1/2024, tổng kết năm học, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25/6/2024.
Trong đó, các địa phương đảm bảo, giáo dục mầm non, giáo dục dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I 18 tuần và học kỳ II 17 tuần).
Với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT), lớp 9, 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ 16 tuần). Lớp 6, 7, 8, 10, 11 có 35 tuần thực học (học kỳ I 18 tuần và học kỳ II 17 tuần).